Doanh nghiệp có được áp đặt ngày nghỉ phép cho người lao động không? Một năm người lao động làm công việc bình thường có bao nhiêu ngày nghỉ phép?
- Một năm người lao động làm công việc bình thường có bao nhiêu ngày nghỉ phép?
- Doanh nghiệp có được áp đặt ngày nghỉ phép cho người lao động không?
- Công ty có được giải quyết thanh toán bằng tiền khi người lao động không nghỉ phép năm không?
- Người lao động có con đẻ kết hôn có được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương không?
Một năm người lao động làm công việc bình thường có bao nhiêu ngày nghỉ phép?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
"Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
[...]"
Căn cứ theo quy định Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:
“Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho công ty bạn thì sẽ được nghỉ hằng năm 12 ngày làm việc khi làm công việc văn phòng trong điều kiện bình thường và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, số ngày nghỉ phép năm của người lao động sẽ được tăng theo thâm niên làm việc tại công ty bạn.
Người lao động (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được áp đặt ngày nghỉ phép cho người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
“Điều 111. Nghỉ hằng năm
[...]
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
[...]”
Như vậy, theo quy định trên thì công ty bạn có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm tuy nhiên chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và thông báo trước cho người lao động. Sau khi tham khảo công ty có quyền quy định lịch nghỉ mà không cần có sự đồng ý của người lao động và chỉ cần thông báo trước với người lao động là được.
Công ty có được giải quyết thanh toán bằng tiền khi người lao động không nghỉ phép năm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 113. Nghỉ hằng năm
[...]
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
[...]”
Như vậy, theo quy định trên thì đối với trường hợp người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì công ty bạn sẽ phải thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ cho người lao động.
Người lao động có con đẻ kết hôn có được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
"Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương."
Theo đó, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?