Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ như thế nào? Cần chuẩn bị hồ sơ và trình tự đề nghị nhận hỗ trợ ra sao?
- Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ như thế nào?
- Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư cho doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn như thế nào?
- Hồ sơ và trình tự đề nghị nhận hỗ trợ đối với doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn như thế nào?
Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định về hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như sau:
Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
1. Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ 03 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho xây mới hoặc 02 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho nâng cấp cải tạo nhà máy sản xuất nước sạch.
b) Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đường ống chính dẫn đến các khu vực dân cư có từ 10 hộ trở lên.
...
Theo đó, doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn được hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ 03 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho xây mới hoặc 02 triệu đồng/m3/ngày đêm công suất cho nâng cấp cải tạo nhà máy sản xuất nước sạch.
- Hỗ trợ tối đa 50% chi phí đường ống chính dẫn đến các khu vực dân cư có từ 10 hộ trở lên.
Doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn (Hình từ Internet)
Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư cho doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định cơ chế hỗ trợ sau đầu tư như sau:
Cơ chế hỗ trợ sau đầu tư
1. Ngân sách trung ương:
Thủ tướng Chính phủ giao tổng mức vốn hỗ trợ trung hạn và hàng năm cho địa phương theo mục: “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” trong kế hoạch đầu tư công. Khi dự án đủ điều kiện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao mức chi tiết danh mục và mức vốn hỗ trợ cho dự án theo quy định của Luật đầu tư công.
2. Ngân sách địa phương: Hỗ trợ cho các dự án tại địa phương, đáp ứng quy định của Nghị định này.
3. Quyết định về phê duyệt chủ trương đầu tư danh mục dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định này và văn bản cam kết hỗ trợ vốn của cấp có thẩm quyền là căn cứ để giao kế hoạch hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp.
4. Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư: Khi hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành và nghiệm thu thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư; sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.
5. Vốn giao cho doanh nghiệp chưa giải ngân hết trong năm kế hoạch ngân sách sẽ được chuyển sang năm sau giải ngân tiếp. Trường hợp sau 02 năm mà doanh nghiệp vẫn chưa giải ngân hết thì số vốn còn lại chỉ được điều chuyển cho doanh nghiệp khác theo quy định của Nghị định này.
...
7. Phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước không tính vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và được Nhà nước cam kết bảo đảm phần vốn này khi doanh nghiệp thực hiện vay vốn từ ngân hàng thương mại để thực hiện dự án.
Theo đó, ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư khi hạng mục đầu tư của dự án hoàn thành và nghiệm thu thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục đầu tư.Sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sản xuất, kinh doanh thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.
Phần vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước không tính vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và được Nhà nước cam kết bảo đảm phần vốn này khi doanh nghiệp thực hiện vay vốn từ ngân hàng thương mại để thực hiện dự án.
Hồ sơ và trình tự đề nghị nhận hỗ trợ đối với doanh nghiệp có dự án cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ như sau:
Hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ
1. Hồ sơ, trình tự đề nghị hỗ trợ
a) Doanh nghiệp gửi 03 bộ hồ sơ gồm Dự án đầu tư, văn bản đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư (Mẫu số 02 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này).
b) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Mẫu số 03 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này), trong vòng 05 ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (Mẫu số 04 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này). Trường hợp từ chối cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi doanh nghiệp nêu rõ lý do.
c) Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương thì thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công.
Theo đó, hồ sơ và trình tự đề nghị hỗ trợ theo quy định cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?