Doanh nghiệp chế xuất có được phép đầu tư vào cụm công nghiệp theo quy định hiện nay hay không?
Doanh nghiệp chế xuất có được phép đầu tư vào cụm công nghiệp hay không?
Doanh nghiệp chế xuất có được phép đầu tư vào cụm công nghiệp hay không, thì theo Điều 22 Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp quy định:
Tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư, cơ sở sản xuất có nhu cầu di dời vào cụm công nghiệp liên hệ với chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành nghề, giá thuê đất, nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích, các thủ tục triển khai dự án đầu tư vào cụm công nghiệp và thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê.
Và khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP có nội dung:
Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.
Theo quy định trên thì không hạn chế doanh nghiệp chế xuất đầu tư vào cụm công nghiệp.
Tuy nhiên mục đích của cụm công nghiệp là nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu doanh nghiệp mình có quy mô lớn hơn thì có thể bị hạn chế, anh trao đổi thêm với Ban quản lý cụm công nghiệp để được hướng dẫn thực hiện anh nhé.
Cụm công nghiệp (Hình từ Internet)
Phương án phát triển cụm công nghiệp được thực hiện dựa vào những cơ sở nào?
Phương án phát triển cụm công nghiệp được thực hiện dựa vào những cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 68/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 66/2020/NĐ-CP như sau:
- Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên trên địa bàn;
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn;
- Nhu cầu diện tích mặt bằng để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp;
- Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn;
- Yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương.
Phương án phát triển cụm công nghiệp phải có những nội dung chủ yếu nào?
Phương án phát triển cụm công nghiệp phải có những nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 68/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 66/2020/NĐ-CP như sau:
- Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp;
- Đánh giá thực hiện các mục tiêu, nội dung chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên trên địa bàn; dự kiến mục tiêu, nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu, ưu tiên và dự báo các yếu tố thuận lợi, khó khăn tác động đến phát triển các cụm công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch; dự báo nhu cầu mặt bằng của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các cụm công nghiệp;
- Đánh giá hiện trạng, tiến độ xây dựng, hiệu quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn; tình hình thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, quản lý cụm công nghiệp; đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường, biện pháp xử lý môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng cụm công nghiệp; những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân;
- Xây dựng các kịch bản phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; trong mỗi kịch bản có thuyết minh đối với từng cụm công nghiệp gồm tên gọi, vị trí, diện tích, hiện trạng đất đai trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã quy hoạch trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; ngành nghề hoạt động (định hướng các ngành, nghề có tính liên kết, trong cùng chuỗi giá trị của sản phẩm, dịch vụ); giải trình cơ sở điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp; giải pháp thu hút đầu tư, dự kiến tiến độ thành lập, đầu tư hạ tầng, thu hút lấp đầy và tạo việc làm cho người lao động địa phương; đánh giá khả năng kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài cụm công nghiệp và các yếu tố thuận lợi, khó khăn;
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của các kịch bản phát triển cụm công nghiệp; đề xuất một kịch bản tối ưu làm phương án phát triển kèm theo danh mục các cụm công nghiệp dự kiến phát triển và thể hiện trên bản đồ gồm: tên gọi, vị trí, diện tích, ngành nghề hoạt động, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật;
- Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp; giải pháp đánh giá, xử lý hiện trạng môi trường, dự báo tác động, biện pháp xử lý môi trường của các cụm công nghiệp dự kiến trong phương án phát triển, đặc biệt cụm công nghiệp đã thành lập, hoạt động trên địa bàn và tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?