Doanh nghiệp bưu chính viễn thông có trách nhiệm gì trong việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông?
Giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông được xác định dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quy định về căn cứ xác định giá cước bưu chính viễn thông như sau:
Căn cứ xác định giá cước bưu chính, viễn thông
1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành bưu chính, viễn thông trong từng thời kỳ.
2. Cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
3. Chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường.
4. Mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực và thế giới.
Như vậy, theo quy định thì giá cước bưu chính viễn thông được xác định dựa trên những căn cứ sau:
(1) Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành bưu chính, viễn thông trong từng thời kỳ.
(2) Cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
(3) Chi phí sản xuất, quan hệ cung cầu thị trường.
(4) Mức giá cước cùng loại trên thị trường khu vực và thế giới.
Giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông được xác định dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền quyết định giá cước dịch vụ viễn thông công ích?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông như sau:
Thẩm quyền quản lý nhà nước về giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông
...
2. Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông
a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông và phê duyệt phương án giá cước các dịch vụ nêu tại mục b khoản 1 Điều này.
b) Quy định và công bố công khai tiêu chí, nội dung quản lý giá cước và danh mục các dịch vụ bưu chính, viễn thông của doanh nghiệp có thị phần khống chế phù hợp với các quy định của Luật Cạnh tranh.
c) Căn cứ nguyên tắc xác định và phương án giá cước đã được Thủ tướng phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định:
- Giá cước các dịch vụ nêu tại mục b khoản 1 Điều này; giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông;
- Giá cước thanh toán quốc tế giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài;
- Giá cước dịch vụ cho thuê kênh, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và bán lại dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông;
- Giá cước dịch vụ bưu chính công ích, giá cước dịch vụ bưu chính dành riêng, giá cước dịch vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính;
d) Quy định dịch vụ bưu chính, viễn thông phục vụ công tác quản lý, điều hành mạng bưu chính, viễn thông;
đ) Đề xuất và thống nhất để Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định tại Điều 9 Quyết định này;
e) Hướng dẫn thực hiện các quy định, quyết định của Nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
g) Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo, chế độ kế toán, kiểm toán phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông; chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm về quản lý giá cước bưu chính, viễn thông theo đúng quy định.
...
Như vậy, căn cứ nguyên tắc xác định và phương án giá cước đã được Thủ tướng phê duyệt thì Bộ Bưu chính Viễn thông (Bộ trưởng) có quyền quy định giá cước dịch vụ viễn thông công ích sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp bưu chính viễn thông có trách nhiệm gì trong việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quyết định 39/2007/QĐ-TTg quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính viễn thông như sau:
Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
1. Quyền của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
a) Quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông do doanh nghiệp cung cấp theo đúng khung hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do nhà nước quy định giá cước;
b) Thực hiện quyền khiếu nại theo pháp luật đối với các nội dung quy định về giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
c) Khiếu nại, tố cáo theo quy định các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính, viễn thông
a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ do nhà nước quy định;
b) Chấp hành và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời theo quy định các quy định về bình ổn giá;
c) Niêm yết, thông báo giá theo đúng quy định của Pháp lệnh Giá;
d) Hạch toán chi phí, xác định giá thành các dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo, chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ thông tin phục vụ quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
e) Thu cước của người sử dụng dịch vụ và thanh toán giá cước với các doanh nghiệp khác theo đúng mức giá cước và trên cơ sở hợp đồng đã ký kết;
g) Chịu sự thanh tra, kiểm tra giá cước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Bồi thường thiệt hại do việc vi phạm pháp luật về giá.
Như vậy, theo quy định thì doanh nghiệp bưu chính viễn thông có những trách nhiệm sau:
(1) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phương án giá cước dịch vụ do nhà nước quy định;
(2) Chấp hành và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời theo quy định các quy định về bình ổn giá;
(3) Niêm yết, thông báo giá theo đúng quy định của Pháp lệnh Giá;
(4) Hạch toán chi phí, xác định giá thành các dịch vụ bưu chính, viễn thông theo quy định;
(5) Thực hiện chế độ báo cáo, chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ thông tin phục vụ quản lý nhà nước về giá trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
(6) Thu cước của người sử dụng dịch vụ và thanh toán giá cước với các doanh nghiệp khác theo đúng mức giá cước và trên cơ sở hợp đồng đã ký kết;
(7) Chịu sự thanh tra, kiểm tra giá cước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(8) Bồi thường thiệt hại do việc vi phạm pháp luật về giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?