Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây ra thì có được xem xét khoanh nợ không tính lãi không?
- Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây ra thì có được xem xét khoanh nợ không tính lãi không?
- Hồ sơ đề nghị khoanh nợ không tính lãi đối với doanh nghiệp bị thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây ra gồm những gì?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền chủ trì xem xét quyết định khoanh nợ đối với doanh nghiệp bị thiệt hại do bão Yagi gây ra?
Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây ra thì có được xem xét khoanh nợ không tính lãi không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 55/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới
1. Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng; đồng thời căn cứ vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho tổ chức tín dụng.
2. Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này được tổ chức tín dụng đánh giá chưa có khả năng hoặc không có khả năng trả nợ vay cho tổ chức tín dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại; thời gian khoanh nợ tối đa là 02 (hai) năm. Riêng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này thời gian khoanh nợ tối đa là 03 (ba) năm. Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ. Số tiền lãi tổ chức tín dụng không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng từ ngân sách địa phương. Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương.
...
Theo đó, thời gian khoanh nợ đối với doanh nghiệp bị thiệt hại do bão Yagi gây ra tối đa là 02 (hai) năm.
Trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại về vốn vay hoặc tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả bão Yagi gây ra trên phạm vi rộng thì sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổng hợp, đánh giá cụ thể thiệt hại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính để được xem xét khoanh nợ không tính lãi đối với dư nợ bị thiệt hại.
Lưu ý:
- Các khoản nợ khoanh được giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại trước khi thực hiện khoanh nợ.
- Số tiền lãi tổ chức tín dụng không thu được do đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng được ngân sách nhà nước cấp tương ứng từ ngân sách địa phương.
- Trường hợp ngân sách địa phương khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương.
Lưu ý:
Đối tượng doanh nghiệp được áp dụng bao gồm:
- Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, ngoại trừ các đối tượng sau:
+ Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;
+ Doanh nghiệp khai khoáng, các cơ sở sản xuất thủy điện, nhiệt điện;
+ Các doanh nghiệp không thuộc đối tượng là doanh nghiệp tư nhân cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp tư nhân sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp.
Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây ra thì có được xem xét khoanh nợ không tính lãi không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị khoanh nợ không tính lãi đối với doanh nghiệp bị thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây ra gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 55/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị khoanh nợ đối với doanh nghiệp bị thiệt hại về tài sản do bão Yagi gây ra bao gồm:
- Văn bản thông báo tình trạng thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh;
- Giấy đề nghị khoanh nợ do khách hàng lập;
- Tài liệu chứng minh khách hàng có dư nợ vay tại tổ chức tín dụng, bao gồm: Bản sao hợp đồng tín dụng, các giấy tờ nhận nợ;
- Biên bản xác định khách hàng bị thiệt hại về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, trong đó ghi rõ mức độ bị thiệt hại do hậu quả thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng có xác nhận của tổ chức tín dụng, khách hàng và cơ quan có thẩm quyền (xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã;
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại;
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác);
- Báo cáo thẩm định của chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân về mức độ thiệt hại, khả năng trả nợ của khách hàng;
+ Phương án sản xuất kinh doanh, phương án kế hoạch trả nợ của khách hàng sau thời gian khoanh nợ;
+ Đề xuất của chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân về thời gian khoanh nợ cho khách hàng.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền chủ trì xem xét quyết định khoanh nợ đối với doanh nghiệp bị thiệt hại do bão Yagi gây ra?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 55/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP quy định:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và cho vay mới
...
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét quyết định việc khoanh nợ trong trường hợp tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng trong cùng một đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cùng đợt xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo quy định tại khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định này từ 01 (một) tỷ đồng trở xuống; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nếu tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng trên 01 (một) tỷ đồng. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính không thống nhất được việc khoanh nợ trong trường hợp tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng từ 01 (một) tỷ đồng trở xuống, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thực hiện chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính xem xét quyết định việc khoanh nợ trong trường hợp tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng trong cùng một đợt thiên tai, dịch bệnh từ 01 (một) tỷ đồng trở xuống.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nếu tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng trên 01 (một) tỷ đồng.
Lưu ý:
Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính không thống nhất được việc khoanh nợ trong trường hợp tổng số tiền đề nghị khoanh nợ của các tổ chức tín dụng từ 01 (một) tỷ đồng trở xuống, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?