Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo mật thông tin của bên mua bảo hiểm trong mọi trường hợp đúng không?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo mật thông tin của bên mua bảo hiểm trong mọi trường hợp đúng không? Câu hỏi của chị N.T.D ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo mật thông tin của bên mua bảo hiểm trong mọi trường hợp đúng không?

Việc bảo mật thông tin về bên mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
...
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
b) Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;
d) Cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
e) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
g) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
h) Lưu trữ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
i) Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
k) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bảo mật thông tin của bên mua bảo hiểm, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền từ chối bồi thường cho bên mua bảo hiểm không?

Việc doanh nghiệp bảo hiểm được quyền từ chối bồi thường cho bên mua bảo hiểm không, theo khoản 1 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền sau đây:
a) Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
d) Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra;
g) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm được từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm là gì?

Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:

Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo những nội dung sau:

- Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.

- Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

- Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp mấy bộ hồ sơ đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm cho Bộ Tài chính?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm phê duyệt báo cáo quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm? Báo cáo quản trị rủi ro bao gồm những nội dung chính nào?
Pháp luật
Quy trình kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm theo hình thức công ty cổ phần sẽ do bộ phận nào ban hành?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm có nghĩa vụ phải thông báo với người mua bảo hiểm hay không?
Pháp luật
Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động tuyến bảo vệ nào trong doanh nghiệp bảo hiểm?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường khi người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính người đó không?
Pháp luật
Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm không?
Pháp luật
Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải là người lao động của doanh nghiệp này đúng không?
Pháp luật
Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có bắt buộc cư trú tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm dừng ngay các hoạt động bảo hiểm khi phát hiện kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký vào thời điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp bảo hiểm
744 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào