Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có được phép thành lập và hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam hay không?

Tôi muốn hỏi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có được phép thành lập và hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam hay không? Nếu được thì doanh nghiệp có phải đáp ứng điều kiện nào không? Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được thực hiện như thế nào? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam với hình thức nào?

Theo khoản 12 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định về các hình thức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm;

+ Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài để được thành lập và hoạt động phải đáp ứng điều kiện nào?

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài để cấp giấy phép thành lập và hoạt động cần đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 106 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:

(1) Các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1, điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP) cụ thể:

* Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài như sau:

- Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

+ Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

+ Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

+ Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập:

+ Có vốn điều lệ đã góp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;

+ Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

+ Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định tại Nghị định này.

- Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

* Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 151/2018/NĐ-CP) như sau:

- Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:

Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Đối với tổ chức nước ngoài:

++ Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;

++ Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;

++ Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

++ Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

+ Đối với tổ chức Việt Nam:

++ Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;

++ Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

- Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:

Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập.

(2) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và trong tình trạng tài chính bình thường;

(3) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành ở Việt Nam.

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có được phép thành lập và hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam hay không?

Doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài

Tải trọn bộ các văn bản về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài: Tải về

Thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài

* Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động được quy định tại Điều 109 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 bao gồm:

- Ngoài các nội dung quy định tại Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh còn bao gồm:

+ Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động của các bên tham gia liên doanh;

+ Hợp đồng liên doanh;

+ Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của các bên tham gia liên doanh trong ba năm gần nhất.

- Ngoài các nội dung quy định tại Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài còn bao gồm:

+ Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;

+ Giấy ủy quyền cho Tổng giám đốc (Giám đốc) tại Việt Nam;

+ Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính trong ba năm gần nhất.

* Thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động được quy định tại Điều 111 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 như sau:

Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các điều 65, 66 và 67 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

Cụ thể như sau:

* Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại Điều 15 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập thành 03 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01 bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh. Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

- Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

* Thủ tục sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động được quy định tại Điều 16 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về những nội dung chủ yếu như sau:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; tên, địa chỉ của chi nhánh nước ngoài;

+ Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

+ Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài;

+ Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

+ Số và ngày cấp Giấy phép;

+ Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức tiền ký quỹ bằng 2% vốn pháp định được quy định tại Điều 10 Nghị định này.

- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục dưới đây để chính thức hoạt động:

+ Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp);

+ Đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định pháp luật;

+ Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

+ Thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài), phê chuẩn các chức danh quản trị, điều hành;

+ Ban hành các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài).

- Nếu quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này để bắt đầu hoạt động, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp.

- Trong quá trình hoạt động, khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có những thay đổi phải được Bộ Tài chính chấp thuận theo khoản 1 Điều 69 Luật kinh doanh bảo hiểm và khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo hiểm thì phải tiến hành công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam với các hình thức tổ chức như: công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài muốn được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu văn bản thông báo thay đổi Trưởng văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động hàng năm dành cho văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mới nhất?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cần những điều kiện gì? Ai có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Mẫu giấy phép điều chỉnh đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mới nhất năm 2023 có dạng như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ sửa đổi, bổ sung giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài như thế nào?
Pháp luật
Để được phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam thì doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
32,759 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào