Đoàn kiểm tra do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập làm việc theo nguyên tắc gì?
Đoàn kiểm tra do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Đoàn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra do Chánh án cấp có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra hoặc Phó Chánh án được ủy quyền quyết định thành lập và được ghi trong quyết định kiểm tra.
Đoàn kiểm tra gồm có Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn (nếu có) và các thành viên. Trưởng Đoàn kiểm tra là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện; hoặc lãnh đạo đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện. Thành viên Đoàn kiểm tra phải là người có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực được kiểm tra.
...
Theo đó, Đoàn kiểm tra do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm những thành phần sau:
- Trưởng đoàn:
Trưởng Đoàn kiểm tra là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện; hoặc lãnh đạo đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Phó trưởng đoàn (nếu có);
- Các thành viên:
Thành viên Đoàn kiểm tra phải là người có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp, trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực được kiểm tra.
Đoàn kiểm tra do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập làm việc theo nguyên tắc gì?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Đoàn kiểm tra
...
2. Đoàn kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra. Thành viên chịu sự phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn về công việc được phân công. Nếu giữa Trưởng đoàn và thành viên có ý kiến khác nhau thì thành viên phải chấp hành quyết định của Trưởng đoàn và được bảo lưu ý kiến.
...
Căn cứ quy định trên Đoàn kiểm tra do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra.
Thành viên chịu sự phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn về công việc được phân công. Nếu giữa Trưởng đoàn và thành viên có ý kiến khác nhau thì thành viên phải chấp hành quyết định của Trưởng đoàn và được bảo lưu ý kiến.
Đoàn kiểm tra do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (Hình từ Internet)
Đoàn kiểm tra do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC quy định Đoàn kiểm tra do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Yêu cầu đối tượng kiểm tra; đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ; báo cáo bằng văn bản các nội dung kiểm tra;
- Làm việc với cấp ủy, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để đánh giá, nhận xét về nội dung kiểm tra khi cần thiết;
- Yêu cầu các đơn vị, Tòa án nhân dân cấp dưới cử người tham gia hoặc giúp việc cho đoàn kiểm tra khi cần thiết;
- Trực tiếp thẩm tra những nội dung báo cáo và các tài liệu liên quan;
- Ban hành kết luận kiểm tra và kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có), thông báo kết luận kiểm tra cho các đơn vị, cá nhân có liên quan;
- Yêu cầu đối tượng kiểm tra thực hiện những biện pháp khắc phục thiếu sót, vi phạm;
- Báo cáo, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về những vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm tra, nhưng xét thấy không thuộc thẩm quyền của đoàn kiểm tra;
- Chỉ được xem xét những vấn đề và trong thời điểm được nêu trong kế hoạch, quyết định kiểm tra. Trường hợp cần xem xét những vấn đề khác để phục vụ kết luận kiểm tra thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đã ra quyết định kiểm tra và thông báo cho đối tượng kiểm tra trước khi tiến hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?