Đoàn Hội thẩm nhân dân được hiểu như thế nào? Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân là bao nhiêu?
Đoàn Hội thẩm nhân dân được hiểu như thế nào?
Đoàn Hội thẩm nhân dân (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Đoàn Hội thẩm là hình thức tổ chức tự quản của các Hội thẩm, hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp huyện), quân khu và tương đương (sau đây gọi là cấp quân khu), khu vực nơi có Tòa án quân sự khu vực.
2. Hội thẩm được bầu hoặc cử để thực hiện nhiệm vụ xét xử ở Tòa án nào thì tham gia sinh hoạt tại Đoàn Hội thẩm nơi có Tòa án đó.
Theo đó, Đoàn Hội thẩm nhân dân là hình thức tổ chức tự quản của các Hội thẩm nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp huyện).
Hội thẩm nhân dân được bầu hoặc cử để thực hiện nhiệm vụ xét xử ở Tòa án nào thì tham gia sinh hoạt tại Đoàn Hội thẩm nơi có Tòa án đó.
Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Tổ chức Đoàn Hội thẩm nhân dân
1. Đoàn Hội thẩm nhân dân bao gồm các Hội thẩm nhân dân được bầu để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án như sau:
Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh: cứ 02 Thẩm phán thì có 03 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người;
Tại Tòa án nhân dân cấp huyện: cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người.
...
Căn cứ trên quy định Đoàn Hội thẩm nhân dân bao gồm các Hội thẩm nhân dân được bầu để thực hiện nhiệm vụ xét xử tại mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Số lượng thành viên của mỗi Đoàn Hội thẩm nhân dân được xác định căn cứ vào số lượng Thẩm phán tại mỗi Tòa án như sau:
- Tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh: cứ 02 Thẩm phán thì có 03 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp tỉnh không dưới 20 người và tối đa không quá 100 người;
- Tại Tòa án nhân dân cấp huyện: cứ 01 Thẩm phán thì có 02 Hội thẩm, nhưng tổng số Hội thẩm tại một Tòa án nhân dân cấp huyện không dưới 15 người và tối đa không quá 50 người, trừ trường hợp đặc biệt có thể có dưới 15 người.
Đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm là gì?
Theo Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết 1213/2016/UBTVQH13 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của Đoàn Hội thẩm nhân dân
1. Tổ chức để các Hội thẩm trao đổi kinh nghiệm xét xử, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Hội thẩm nhân dân.
2. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội thẩm.
3. Tham gia ý kiến với Tòa án nhân dân cùng cấp về hoạt động của Hội thẩm khi có yêu cầu.
4. Thảo luận, tham gia ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng, kỷ luật Hội thẩm.
5. Phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp trong việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm.
6. Tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu.
7. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi Hội thẩm công tác hoặc làm việc tạo điều kiện để Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử.
8. Đề xuất dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm gửi Tòa án nhân dân cùng cấp tổng hợp, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Được cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; các văn bản, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội thẩm và Đoàn Hội thẩm khi có yêu cầu.
10. Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi cần thiết và gửi báo cáo đến Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp.
Theo đó, Đoàn Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức để các Hội thẩm nhân dân trao đổi kinh nghiệm xét xử, góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người Hội thẩm nhân dân.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội thẩm nhân dân.
- Tham gia ý kiến với Tòa án nhân dân cùng cấp về hoạt động của Hội thẩm nhân dân khi có yêu cầu.
- Thảo luận, tham gia ý kiến đối với các trường hợp khen thưởng, kỷ luật Hội thẩm nhân dân.
- Phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp trong việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân.
- Tham gia ý kiến đối với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật khi có yêu cầu.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi Hội thẩm nhân dân công tác hoặc làm việc tạo điều kiện để Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử.
- Đề xuất dự toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của Đoàn Hội thẩm gửi Tòa án nhân dân cùng cấp tổng hợp, lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Được cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; các văn bản, tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân và Đoàn Hội thẩm khi có yêu cầu.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc khi cần thiết và gửi báo cáo đến Hội đồng Nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?