Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội do ai thành lập? Việc xem xét báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề được thực hiện như thế nào?
- Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội do ai thành lập?
- Việc xem xét báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được thực hiện như thế nào?
- Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu những ai tham gia giải trình về các vấn đề thuộc chương trình giám sát?
Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội do ai thành lập?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 41 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Giám sát chuyên đề của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội.
Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Đoàn giám sát do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội làm Trưởng đoàn, có ít nhất ba thành viên Hội đồng dân tộc, thành viên Ủy ban của Quốc hội tham gia, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương nơi Đoàn tiến hành giám sát. Đại biểu Quốc hội không phải là thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan có thể được mời tham gia hoạt động của Đoàn giám sát. Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện cho người được mời tham gia hoạt động của Đoàn giám sát.
Như vậy, căn cứ vào chương trình giám sát theo quy định tại Điều 40 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quyết định thành lập Đoàn giám sát chuyên đề theo đề nghị của Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội.
- Quyết định thành lập Đoàn giám sát phải xác định rõ đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 41 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như sau:
- Xây dựng đề cương báo cáo để cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo;
- Thông báo nội dung, kế hoạch, đề cương báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội nơi tiến hành giám sát chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Đoàn giám sát; thông báo chương trình và thành phần Đoàn giám sát chậm nhất là 10 ngày trước ngày Đoàn bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;
- Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình những vấn đề mà Đoàn quan tâm;
- Xem xét, xác minh, trưng cầu giám định, mời chuyên gia tư vấn, thu thập thông tin, tiếp xúc, trao đổi với người có liên quan về những vấn đề mà Đoàn giám sát chuyên đề xét thấy cần thiết;
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Sau khi kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát chuyên đề báo cáo kết quả giám sát để Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét, quyết định.
Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội do ai thành lập? (Hình từ Internet)
Việc xem xét báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 42 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Xem xét báo cáo của Đoàn giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát.
2. Việc xem xét báo cáo của Đoàn giám sát theo trình tự sau đây:
a) Đại diện Đoàn giám sát trình bày báo cáo;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thảo luận.
Trong quá trình thảo luận, đại diện Đoàn giám sát có thể trình bày bổ sung về vấn đề có liên quan;
d) Chủ tọa phiên họp tóm tắt ý kiến phát biểu tại phiên họp;
đ) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biểu quyết khi xét thấy cần thiết.
3. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội gửi báo cáo kết quả giám sát đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có trách nhiệm thực hiện các kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề.
Việc xem xét, quyết định báo cáo của Đoàn giám sát được thực hiện như trên.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu những ai tham gia giải trình về các vấn đề thuộc chương trình giám sát?
Căn cứ vào Điều 43 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban quyết định.
Người được yêu cầu giải trình có trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
2. Việc giải trình được tổ chức tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của chính sách có thể được mời tham dự phiên giải trình và phát biểu ý kiến.
3. Nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được thông báo cho người được yêu cầu giải trình, thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu được mời tham dự phiên giải trình chậm nhất là 10 ngày trước ngày tiến hành phiên giải trình.
4. Phiên giải trình của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức công khai, trừ trường hợp do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội quyết định.
5. Phiên giải trình được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Chủ tọa nêu vấn đề yêu cầu giải trình, người có trách nhiệm giải trình;
b) Thành viên Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tham dự nêu yêu cầu giải trình;
c) Người giải trình có trách nhiệm giải trình vấn đề được yêu cầu;
d) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên giải trình phát biểu ý kiến;
đ) Chủ tọa tóm tắt nội dung phiên giải trình, dự kiến kết luận vấn đề được giải trình;
e) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xem xét, thông qua kết luận vấn đề được giải trình; kết luận được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội biểu quyết tán thành.
Kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, người được yêu cầu giải trình và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
6. Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo đó, căn cứ vào chương trình giám sát, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước giải trình và cá nhân có liên quan tham gia giải trình vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
- Việc tổ chức giải trình, nội dung, kế hoạch tổ chức giải trình và người được yêu cầu giải trình do Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban quyết định.
- Người được yêu cầu giải trình có trách nhiệm báo cáo, giải trình theo yêu cầu của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
- Việc giải trình được tổ chức tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?