Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra khi người lao động chết vì tái phát vết thương trong quá trình điều tra không?
- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra khi người lao động chết vì tái phát vết thương trong quá trình điều tra không?
- Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động có phải chịu chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không?
- Người bị tai nạn lao động có được tham gia cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở hay không?
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra khi người lao động chết vì tái phát vết thương trong quá trình điều tra không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về điều tra tai nạn lao động làm bị thương một người lao động chuyển thành tai nạn lao động chết người cụ thể như sau:
Điều tra tai nạn lao động làm bị thương một người lao động chuyển thành tai nạn lao động chết người
Đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền Điều tra của người sử dụng lao động, nhưng sau đó người lao động bị chết trong thời gian Điều trị hoặc do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra thì việc phối hợp Điều tra được quy định như sau:
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang Điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;
2. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chưa Điều tra hoặc chưa hoàn thành việc Điều tra thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiếp tục Điều tra theo quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động chết người quy định tại Điều 14 Nghị định này;
3. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã hoàn thành Điều tra vụ tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh xem xét hồ sơ vụ tai nạn lao động nhận được và đánh giá kết quả Điều tra của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; khi xét thấy cần thiết thì tiến hành Điều tra lại và lập biên bản Điều tra đối với vụ tai nạn lao động này theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền Điều tra của người sử dụng lao động, nhưng sau đó người lao động chết vì tái phát do vết thương bị tai nạn lao động gây ra thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở sẽ có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang Điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.
Do đó, trong trường hợp này Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở sẽ không được phép tiếp tục điều tra khi người lao động chết vì tái phát vết thương trong quá trình điều tra.
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có được phép điều tra khi người lao động chết vì tái phát vết thương trong quá trình điều tra không? (Hình từ Internet).
Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động có phải chịu chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi phí Điều tra tai nạn lao động, cụ thể như sau:
Chi phí Điều tra tai nạn lao động
1. Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình Điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
b) Cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia Điều tra tai nạn lao động chi trả các Khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
c) Chi phí Điều tra tai nạn lao động từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp người sử dụng lao động là đơn vị sự nghiệp, chi phí Điều tra tai nạn lao động được hạch toán vào chi phí, giá dịch vụ sự nghiệp và là chi phí hợp lý để tính thuế, nộp thuế theo quy định; trường hợp người sử dụng lao động là cơ quan hành chính, kinh phí Điều tra tai nạn lao động được bố trí trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan có thẩm quyền Điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia theo quy định của pháp luật của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động.
Người bị tai nạn lao động có được tham gia cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở hay không?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở như sau:
Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
...
7. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:
a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
b) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;
c) Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;
d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có bao gồm người bị tai nạn lao động.
Do đó, người bị tai nạn lao động được tham gia cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?