Độ sâu chấn tiêu của động đất là gì? Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất không?

Độ sâu chấn tiêu động đất là gì? Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất không? Nội dung tin động đất ngoài thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất thì còn cần cung cấp những thông tin gì? Câu hỏi của chị C (Thanh Hóa).

Độ sâu chấn tiêu của động đất là gì?

Độ sâu chấn tiêu của động đất được đề cập tại Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
33. Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.
34. Chấn tiêu là vị trí nguồn phát sinh ra trận động đất.
35. Chấn tâm động đất là hình chiếu theo chiều thẳng đứng của chấn tiêu lên bề mặt trái đất.
36. Độ sâu chấn tiêu là khoảng cách từ chấn tiêu đến chấn tâm.
...

Theo đó, độ sâu chấn tiêu của động đất là khoảng cách từ chấn tiêu đến chấn tâm.

Trong đó các thuật ngữ được hiểu như sau:

- Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.

- Chấn tiêu là vị trí nguồn phát sinh ra trận động đất.

- Chấn tâm động đất là hình chiếu theo chiều thẳng đứng của chấn tiêu lên bề mặt trái đất.

Độ sâu chấn tiêu của động đất là gì? Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất không?

Độ sâu chấn tiêu của động đất là gì? Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất không? (hình từ internet)

Nội dung tin động đất ngoài thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất thì còn cần cung cấp những thông tin gì?

Nội dung tin động đất ngoài thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất thì còn cần cung cấp những thông tin được đề cập tại Điều 30 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể như sau:

Nội dung tin động đất
1. Tiêu đề Tin động đất.
2. Thời gian xảy ra động đất: báo theo giờ GMT và giờ Hà Nội.
3. Địa điểm xảy ra động đất: tên địa phương, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu.
4. Độ lớn động đất, cường độ chấn động ở khu vực chấn tâm và các địa phương lân cận: báo theo thang MSK-64.
5. Hậu quả có thể xảy ra do động đất.
6. Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất theo quy định tại Điều 4 và Điều 55 Quyết định này.

Như vậy, nội dung tin động đất ngoài thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất thì còn cần cung cấp những thông tin sau:

- Tiêu đề Tin động đất.

- Thời gian xảy ra động đất: báo theo giờ GMT và giờ Hà Nội.

- Địa điểm xảy ra động đất: tên địa phương, tọa độ chấn tâm.

- Độ lớn động đất, cường độ chấn động ở khu vực chấn tâm và các địa phương lân cận: báo theo thang MSK-64.

- Hậu quả có thể xảy ra do động đất.

- Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất theo quy định tại Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg và Điều 55 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.

Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất hay không?

Tại Điều 33 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành có đề cập về nội dung tin cảnh báo sóng thần như sau:

Nội dung tin cảnh báo sóng thần
1. Tiêu đề Tin cảnh báo sóng thần quy định tại Điều 32 Quyết định này.
2. Nhận định về sóng thần
a) Vị trí, thời gian, độ lớn, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu của động đất;
b) Khả năng xảy ra sóng thần, mức độ nguy hiểm và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần;
c) Độ cao sóng thần tại bờ biển và thời gian sẽ ảnh hưởng.
3. Yêu cầu sơ tán tùy theo mức tin cảnh báo.
4. Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần theo quy định tại Điều 4 và Điều 56 Quyết định này.
5. Thời gian ban hành bản tin.
6. Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.

Theo quy định này thì tin cảnh báo sóng thần gồm những nội dung sau:

- Tiêu đề Tin cảnh báo sóng thần quy định tại Điều 32 Quyết định này.

- Nhận định về sóng thần:

+ Vị trí, thời gian, độ lớn, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu của động đất;

+ Khả năng xảy ra sóng thần, mức độ nguy hiểm và khu vực có thể bị ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần;

+ Độ cao sóng thần tại bờ biển và thời gian sẽ ảnh hưởng.

- Yêu cầu sơ tán tùy theo mức tin cảnh báo.

- Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần theo quy định tại Điều 4 và Điều 56 Quyết định này.

- Thời gian ban hành bản tin.

- Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.

Như vậy, tin cảnh báo sóng thần phải gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất theo quy định trên.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Pháp luật
Động đất được phân thành mấy loại? Bản tin động đất được ban hành vào thời điểm nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
985 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào