Đo đạc, thành lập hải đồ sẽ gồm những nội dung nào? Hoạt động này có cần phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không?
Hải đồ là gì?
Hải đồ được giải thích tại khoản 21 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 như sau:
Hải đồ là bản đồ thể hiện độ sâu đáy biển, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải và hoạt động khác trên biển.
Như vậy, hải đồ là bản đồ thể hiện độ sâu đáy biển, địa vật, địa danh và thông tin liên quan đến hoạt động hàng hải và hoạt động khác trên biển.
Hải đồ là gì? (Hình từ Internet)
Đo đạc, thành lập hải đồ sẽ gồm những nội dung nào?
Đo đạc, thành lập hải đồ sẽ gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 như sau:
Đo đạc, thành lập hải đồ
1. Hải đồ được thành lập cho vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải, vùng biển.
2. Nội dung đo đạc, thành lập hải đồ bao gồm:
a) Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ sâu đáy biển, các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
b) Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
c) Thành lập, cập nhật hải đồ;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu hải đồ.
3. Việc đo đạc, thành lập hải đồ được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
4. Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng biển Việt Nam và liền kề.
5. Bộ Giao thông vận tải tổ chức thực hiện đo đạc, thành lập hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải.
6. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan tham gia đo đạc, thành lập hải đồ theo sự phân công của Chính phủ.
Như vậy, đo đạc, thành lập hải đồ sẽ gồm những nội dung sau:
- Đo đạc, cập nhật tọa độ, độ sâu đáy biển, các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
- Thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu về các đối tượng địa lý trên mặt biển, trong lòng biển, đáy biển;
- Thành lập, cập nhật hải đồ;
- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu hải đồ.
Hoạt động đo đạc, thành lập hải đồ có cần phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không?
Hoạt động thành lập bản đồ hành chính cần phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo khoản 12 Điều 29 Nghị định 27/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 136/2021/NĐ-CP như sau:
Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép
1. Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
3. Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia, cơ sở chuyên ngành.
4. Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không.
a) Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay;
b) Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay không người lái.
5. Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.
6. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia.
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000
7. Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000.
8. Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
9. Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính.
10. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
11. Thành lập bản đồ hành chính.
12. Đo đạc, thành lập hải đồ.
13. Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.
Theo đó, hoạt động thành lập bản đồ hành chính cần phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
Ngoài ra những hoạt động khác cần phải có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ như:
- Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.
- Xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao, trọng lực quốc gia, cơ sở chuyên ngành.
- Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không.
+ Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay;
+ Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không từ tàu bay không người lái.
- Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000;
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2.000, 1:5.000.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính.
- Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.
- Thành lập bản đồ hành chính.
- Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?