Điều ước quốc tế được ký kết dựa trên những nguyên tắc nào? Những trường hợp nào điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước?
Điều ước quốc tế được ký kết dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế như sau:
Nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
1. Không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, điều ước quốc tế được ký kết dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
Đồng thời tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
Ký kết điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế như sau:
Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế
1. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;
b) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
d) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
...
Theo đó, điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước bao gồm điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác; và điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời điều quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước là những điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ.
Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước cũng bao gồm Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội.
Và điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế như sau:
Danh nghĩa ký kết điều ước quốc tế
...
2. Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều ước quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Theo quy định trên, điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ bao gồm điều ước quốc tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên và điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THCS mới nhất? Tải về mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 trường THCS ở đâu?
- Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?
- Nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án Truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia đến năm 2030 như nào?