Điều trị ngoại trú là gì? Người lao động điều trị ngoại trú có được thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội không?

Điều trị ngoại trú là gì? Người lao động điều trị ngoại trú có được thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội không theo quy định? Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh là gì theo quy định của pháp luật hiện hành?

Điều trị ngoại trú là gì?

Theo Điều 76 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:

Điều trị ngoại trú
Điều trị ngoại trú được áp dụng đối với các trường hợp không phải điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, điều trị ngoại trú là hình thức điều trị mà bệnh nhân không cần nhập viện. Người bệnh đến cơ sở y tế khám bệnh, điều trị trong ngày và có thể trở về nhà ngay sau đó.

Điều trị ngoại trú được áp dụng đối với các trường hợp không phải điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Lưu ý: Người bệnh điều trị ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được lập, cập nhật hồ sơ bệnh án. (theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)

Điều trị ngoại trú là gì? Người lao động điều trị ngoại trú có được thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội không?

Điều trị ngoại trú là gì? Người lao động điều trị ngoại trú có được thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội không? (hình từ internet)

Người lao động điều trị ngoại trú có được thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội không?

Theo Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:

Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển viện.
Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế quy định về phiếu chẩn đoán nguyên nhân tử vong, cấp giấy báo tử và thống kê tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
...

Đối chiếu với quy định trên, co thể thấy trong trường hợp người lao động điều trị ngoại trú thì vẫn được thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội.

Cụ thể: trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh là gì?

Theo Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
6. Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều trị ngoại trú
Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều trị ngoại trú là gì? Người lao động điều trị ngoại trú có được thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu đóng bảo hiểm xã hội bằng baohiemxahoi gov vn? Thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Lao động nước ngoài có bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội không? Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với lao động nước ngoài được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông tư 18/2022/BYT: Sửa đổi, bổ sung quy định bảo hiểm xã hội một lần, hồ sơ khám giám định BHXH và giấy ra viện?
Pháp luật
Tiền thưởng Tết Âm lịch, tiền lương tháng 13 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Pháp luật
Người lao động làm thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp không?
Pháp luật
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trong chế độ hưởng BHYT, BHXH hiện nay bao gồm những bệnh nào?
Pháp luật
Thời hạn công ty phải nộp hồ sơ thai sản là bao lâu? Công ty không lập hồ sơ thai sản trong thời hạn theo quy định có bị phạt không?
Pháp luật
Trường hợp công ty chậm nộp hồ sơ dưỡng sức sau ốm đau bị xử phạt như thế nào? Có được hưởng dưỡng sức sau ốm đau khi nộp hồ sơ chậm không?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cần thực hiện những gì? Công ty phải đóng bảo hiểm cho người lao động vào thời điểm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều trị ngoại trú
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
32 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều trị ngoại trú Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều trị ngoại trú Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào