Điều trị bảo tồn trật khớp háng thì người thực hiện sẽ là ai? Sau khi thực hiện điều trị bảo tồn trật khớp háng thì người bệnh không được cử động trong bao lâu?

Cho hỏi rằng việc điều trị bảo tồn trật khớp háng thì người thực hiện sẽ là ai? Bên cạnh đó sau khi thực hiện điều trị bảo tồn trật khớp háng thì người bệnh không được cử động trong bao lâu? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phan Anh đến từ Đồng Nai.

Điều trị bảo tồn trật khớp háng thì người thực hiện sẽ là ai?

Điều trị bảo tồn trật khớp háng là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 17 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp háng ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP HÁNG
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: do nắn trật khớp háng bắt buộc phải gây mê, nên cần:
- Kỹ thuật viên xương bột: 3-4 người (1 chính, 2-3 trợ thủ viên).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 người (1 bác sỹ gây mê, 1 phụ mê).
2. Phương tiện
- 1 ván cứng, nếu không có ván cứng, dùng bàn nắn thông thường. Nắn trên bàn cần 1 bàn nữa kê bên cạnh cho kỹ thuật viên quỳ nắn.
- 1 bàn chỉnh hình (Pelvie): để nắn trật khớp kiểu trung tâm và để bó bột chậu - lưng - chân sau khi đã nắn xong.
- Bột thạch cao: tùy theo, nếu bó bột chống xoay (với trật khớp đơn thuần): 6-8 cuộn bột cỡ lớn 20 cm và vài cuộn bột cỡ 15 cm. Nếu bó bột Chậu- lưng-chân (với trật khớp không vững, trật khớp có kèm vỡ xương vùng khớp như vỡ ổ cối, vỡ chỏm xương đùi, vỡ mấu chuyển lớn...): 15 cuộn bột cỡ 20 cm.
- Dụng cụ gây mê, thuốc gây mê (do bác sỹ gây mê chuẩn bị).
- 1 đai vải to bản làm đai số 8 để kéo nắn, thường lấy khăn mổ hoặc toan mổ lớn, xoắn lại và buộc chéo 2 góc đối đỉnh làm đai số 8.
- 1 đai vải nữa để buộc giữ khung chậu người bệnh vào cáng làm đối lực.
- Các dụng cụ khác để phục vụ bó bột (giấy vệ sinh, bông lót cuộn, dây rạch dọc... như để bó các loại bột khác).
3. Người bệnh
Mọi trường hợp trật khớp háng người bệnh đều cần phải gây mê, nên cần dặn người bệnh nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, và làm tờ cam kết, chấp nhận thủ thuật. Người bệnh được cởi bỏ quần (kể cả quần lót).
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Vì người bệnh gây mê để nắn, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
...

Theo đó, ở bước chuẩn bị có nêu rằng người thực hiện: do nắn trật khớp háng bắt buộc phải gây mê, nên cần:

- Kỹ thuật viên xương bột: 3-4 người (1 chính, 2-3 trợ thủ viên).

- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 người (1 bác sỹ gây mê, 1 phụ mê).

Như vậy, để thực hiện thủ thuật này sẽ bao gồm những người thực hiện như trên.

Điều trị bảo tồn trật khớp háng

Điều trị bảo tồn trật khớp háng (hình từ Internet)

Các bước tiến hành điều trị bảo tồn trật khớp háng ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 17 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp háng ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

Điều trị bảo tồn trật khớp háng
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NẮN, BẤT ĐỘNG TRẬT KHỚP HÁNG
Ở đây chúng tôi chỉ nói đến phương pháp Boehler, 1 trong những phương pháp kinh điển, dễ làm, an toàn, và cho đến hiện nay nhiều bệnh viện và trung tâm lớn vẫn đang áp dụng. Các phương pháp khác chỉ có ý nghĩa tham khảo.
1. Người bệnh
- Đặt nằm ngửa trên ván cứng trên sàn nhà. Tư thế háng gấp 90o, gối gấp 90o. Dùng 1 đai vải đối lực cố định chắc khung chậu vào cáng. Người bệnh được gây mê (việc tiền mê, gây mê, hồi sức do bác sỹ gây mê thực hiện).
2. Tiến hành nắn
- Người nắn quỳ cùng bên chân định nắn.
- Quàng 1 đai vải số 8 qua cổ người nắn, đầu kia đai số 8 qua khoeo người bệnh. Chỉnh đai số 8 sao cho vừa, dài quá đai bị trùng không có lực, ngắn quá người nắn sẽ phải cúi quá cũng không có lực (thường người nắn cúi khoảng 30o là vừa).
- Người nắn từ từ nâng cao cổ và lưng lên, đồng thời dùng 1 tay vít cổ chân người bệnh xuống làm lực đòn bẩy nhằm nâng gối của người bệnh lên cao dễ dàng hơn.
- Kéo từ từ, đủ lực, đủ thời gian (khoảng 5-7 phút), khớp sẽ vào, nghe tiếng “khục” là được. Nếu thấy khó khăn, sửa thêm tư thế (nếu trật ở tư thế khép thì cho chân dạng, nếu trật tư thế dạng thì cho chân khép, nếu trật ở tư thế xoay trong thì cho chân xoay ngoài và ngược lại). Nếu vẫn khó vào, dùng đầu gối của mình độn dưới khoeo người bệnh nâng lên (phối hợp với kiểu nắn của Kocher). Với người nắn khỏe lại có kinh nghiệm, đôi khi không cần dùng đai số 8, người nắn ngồi lên cổ chân người bệnh như kiểu trẻ em ngồi chơi bập bênh, dùng 1 cẳng tay hoặc 2 cẳng tay bắt chéo dưới khoeo người bệnh để kéo nắn, dùng luôn 2 tay ở dưới khoeo đưa gối người bệnh ra hay vào để sửa tư thế, tùy theo kiểu trật. Lưu ý: kéo nắn kiểu này có thể làm gẫy xương cánh tay người nắn.
3. Bất động
3.1. Ngày xưa người ta hay buộc chéo chân với trật háng đơn thuần, nay phương pháp này không được áp dụng nữa, do tư thế này gây khó chịu cho người bệnh.
3.2. Bó bột chống xoay (với trật khớp đơn thuần): bó bột Cẳng - bàn chân có que ngang, có thể bó lên đến giữa đùi, để gối không co lại được, sẽ gián tiếp làm háng không co lên, từ đó khớp háng khó trật ra.
3.3. Bột Chậu - lưng - chân (với trật khớp kèm vỡ xương vùng háng, trật khớp háng kiểu trung tâm).
- Thì 1: sau khi người bệnh được gây mê.
+ Đặt người bệnh trên bàn chỉnh hình, quấn bông lót toàn bộ vùng định bó bột.
+ Đặt 1 nẹp bột to bản vòng quanh bụng và khung chậu, 2 nẹp bột khác đặt chéo đi chéo lại (hoặc đặt song song, gối mép lên nhau) qua vùng háng đau.
+ Quấn bột từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên theo các nẹp bột đã đặt, thành 1 bột Chậu - lưng - đùi. Đợi bột khô đỡ người bệnh xuống bàn thường để bó nốt thì 2.
- Thì 2: bó nốt bột ở Cẳng - bàn chân: bó nối tiếp và gối đè lên phần bột đã bó ở thì 1. Lưu ý tăng cường bột chỗ nối 2 thì để bột khỏi long lở.
3.4. Kéo liên tục với trật háng kiểu trung tâm.
...

Như vậy, theo quy định trên thì các bước tiến hành điều trị bảo tồn trật khớp háng sẽ thực hiện các bước tiến hành chi tiết như trên.

Sau khi thực hiện điều trị bảo tồn trật khớp háng thì người bệnh không được cử động trong bao lâu?

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 17 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp háng ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

Điều trị bảo tồn trật khớp háng
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NẮN, BẤT ĐỘNG TRẬT KHỚP HÁNG
...
4. Thời gian bất động
Ba tuần với trật đơn thuần, và 4-5 tuần với trật khớp kèm gẫy xương.

Theo đó, có thể thấy rằng sau khi thực hiện điều trị bảo tồn trật khớp háng thì người bệnh không được cử động trong vòng ba tuần với trật đơn thuần, và 4-5 tuần với trật khớp kèm gẫy xương.

Điều trị bảo tồn trật khớp háng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều trị bảo tồn trật khớp háng thì người thực hiện sẽ là ai? Sau khi thực hiện điều trị bảo tồn trật khớp háng thì người bệnh không được cử động trong bao lâu?
Pháp luật
Điều trị bảo tồn trật khớp háng là gì? Điều trị bảo tồn trật khớp háng chỉ định trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều trị bảo tồn trật khớp háng
766 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều trị bảo tồn trật khớp háng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều trị bảo tồn trật khớp háng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào