Điều trị bảo tồn gãy xương đòn được hiểu như thế nào? Thủ thuật này sẽ chống chỉ định và chỉ định khi nào?

Cho hỏi điều trị bảo tồn gãy xương đòn được hiểu như thế nào? Đồng thời thì thủ thuật điều trị bảo tồn gãy xương đòn sẽ chống chỉ định và chỉ định khi nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phan Anh đến từ Long An.

Điều trị bảo tồn gãy xương đòn được hiểu như thế nào?

Điều trị bảo tồn gãy xương đòn là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục I Mục 23 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn gãy xương đòn ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY XƯƠNG ĐÒN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Xương đòn là 1 xương dài nằm ngang, hơi chếch ở phía trước trên thành ngực 2 bên. Đầu trong bắt khớp với xương ức bởi khớp ức-đòn, đầu ngoài bắt khớp với mỏm cùng của xương bả vai bởi khớp cùng-đòn. Ở 1/3 trong có 1 trong 2 bó của cơ ức-đòn-chũm bám, nên khi xương đòn gẫy, đoạn gẫy phía trong thường bị kéo lệch lên trên, gây khó khăn trong việc nắn chỉnh.
- Gẫy xương đòn là một trong những chấn thương hay gặp nhất, gẫy xương đòn thường dễ liền, nên chủ yếu được điều trị bảo tồn.
- Cơ chế chấn thương có thể do lực tác động trực tiếp, có thể còn do ngã chống tay khi duỗi tay. Tỷ lệ khớp giả sau điều trị bảo tồn là 0,1% - 7,0%. Khi điều trị bảo tồn, mặc dù ổ gẫy di lệch thường không được nắn chỉnh và cố định trong tư thế hoàn hảo nhưng kết quả về chức năng thì rất tốt và hoàn toàn có thể chấp nhận được về mặt thẩm mỹ.
...

Theo đó, việc bảo tồn gãy xương đòn được hiểu như sau:

- Xương đòn là 1 xương dài nằm ngang, hơi chếch ở phía trước trên thành ngực 2 bên.

Đầu trong bắt khớp với xương ức bởi khớp ức-đòn, đầu ngoài bắt khớp với mỏm cùng của xương bả vai bởi khớp cùng-đòn.

Ở 1/3 trong có 1 trong 2 bó của cơ ức-đòn-chũm bám, nên khi xương đòn gẫy, đoạn gẫy phía trong thường bị kéo lệch lên trên, gây khó khăn trong việc nắn chỉnh.

- Gẫy xương đòn là một trong những chấn thương hay gặp nhất, gẫy xương đòn thường dễ liền, nên chủ yếu được điều trị bảo tồn.

- Cơ chế chấn thương có thể do lực tác động trực tiếp, có thể còn do ngã chống tay khi duỗi tay.

Tỷ lệ khớp giả sau điều trị bảo tồn là 0,1% - 7,0%. Khi điều trị bảo tồn, mặc dù ổ gẫy di lệch thường không được nắn chỉnh và cố định trong tư thế hoàn hảo nhưng kết quả về chức năng thì rất tốt và hoàn toàn có thể chấp nhận được về mặt thẩm mỹ.

Như vậy, việc điều trị bảo tồn gãy xương đòn được hiểu theo quy định trên.

Điều trị bảo tồn gãy xương đòn

Điều trị bảo tồn gãy xương đòn (Hình từ Internet)

Điều trị bảo tồn gãy xương đòn sẽ chống chỉ định và chỉ định khi nào?

Căn cứ theo tiểu mục II và tiểu mục III Mục 23 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình kiểu giai đoạn trong điều trị hội chứng Volkmann ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY XƯƠNG ĐÒN
...
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các trường hợp gẫy kín xương đòn mà không kèm theo tổn thương mạch máu và thần kinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở xương đòn.
2. Gẫy xương đòn có tổn thương mạch máu.

Theo đó, điều trị bảo tồn gãy xương đòn sẽ chống chỉ định cho tất cả các trường hợp gẫy kín xương đòn mà không kèm theo tổn thương mạch máu và thần kinh.

Bên cạnh đó thì chống chỉ định khi người bệnh bị; Gẫy hở xương đòn; Gẫy xương đòn có tổn thương mạch máu.

Như vậy, có thể thấy rằng trường hợp người bệnh được chỉ định thì sẽ được phép thực hiện điều trị bảo tồn gãy xương đòn.

Ngược lại trường hợp chống chỉ định thì có thể người bệnh sẽ không được tiến hành thực hiện điều trị bảo tồn gãy xương đòn.

Các bước điều trị bảo tồn gãy xương đòn như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 23 Quy trình kỹ thuật nắn chỉnh hình kiểu giai đoạn trong điều trị hội chứng Volkmann ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY XƯƠNG ĐÒN
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Chuyên khoa chấn thương: 02 người.
2. Phương tiện: không có phương tiện gì đặc biệt.
- Bàn nắn thường hoặc chỉ cần một chiếc ghế để người bệnh ngồi.
- Thuốc tê: 1 ống Xylocaine (hoặc Lidocaine) 1%, pha loãng trong 5 ml nước cất hoặc dung dịch huyết thanh mặn Natriclorua 0,9%, tiêm tại ổ gẫy.
- Băng đai số 8 tùy theo kích thước người bệnh. Nơi không có băng đai số 8, hoặc băng đai không vừa cỡ, chuẩn bị 2-3 cuộn bột, cỡ 15 cm để bó bột số 8.
3. Người bệnh
- Được thăm khám toàn diện, tránh bỏ sót tổn thương.
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật.
- Được vệ sinh sạch sẽ vùng xương gẫy, cởi áo hoàn toàn (cả áo lót).
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.

Theo đó, các bước thực hiện điều trị bảo tồn gãy xương đòn bao gồm:

- Người thực hiện

- Chuẩn bị phương tiện

- Hướng dẫn người bệnh

- Ghi lại hồ sơ

Như vậy, có thể thấy rằng các bước điều trị bảo tồn gãy xương đòn sẽ phải thực hiện theo 4 bước lớn như trên.

Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,214 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào