Điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em được hiểu như thế nào? Chỉ định trong trường hợp nào?
Điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em được hiểu như thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 27 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY Ở TRẺ EM
I. ĐẠI CƯƠNG
- Đây là loại gẫy phổ biến nhất ở trẻ em, thường do ngã chống tay.
- Đường gẫy ngoài khớp, thường gẫy duỗi, đầu dưới lệch ra sau, vào trong.
- Thăm khám mạch quay là quan trọng và bắt buộc trong tất cả các trường hợp gẫy trên lồi cầu xương cánh tay. Nếu nghi ngờ tổn thương mạch phải cho nắn xương sớm, đặt nẹp bột tạm thời, cho làm siêu âm Doffler mạch kiểm tra, nếu có tổn thương chuyển mổ cấp cứu kết hợp xương, XỬ TRÍ mạch máu theo thương tổn.
- Khám xem có dấu hiệu liệt thần kinh quay không, nếu có tổn thương
biểu hiện bằng mất duỗi chủ động cổ tay và các ngón tay (dấu hiệu tay rủ cổ cò).
- Khám thần kinh giữa: nếu tổn thương thì mất các động tác khép các ngón tay, mất động tác đối chiếu.
* X Quang:
- Trên phim thẳng cho thấy đầu dưới di lệch vào trong và xoay nghiêng.
- Trên phim nghiêng cho ta thấy mức độ di lệch. Chia thành 4 độ gẫy:
Độ 1 gẫy không di lệch, độ 2 gẫy di lệch dưới 50% thân xương, độ 3 gẫy di lệch trên 50% thân xương, độ 4 di lệch hoàn toàn hai đầu gẫy.
- Về vị trí di lệch của đầu dưới xương cánh tay so với phần xương còn lại, người ta còn chia ra kiểu di lệch ra sau hay ra trước, vì quyết định tư thế bột bó có tác động nhiều đến kết quả điều trị.
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em được hiểu như sau:
- Đây là loại gẫy phổ biến nhất ở trẻ em, thường do ngã chống tay.
- Đường gẫy ngoài khớp, thường gẫy duỗi, đầu dưới lệch ra sau, vào trong.
- Thăm khám mạch quay là quan trọng và bắt buộc trong tất cả các trường hợp gẫy trên lồi cầu xương cánh tay.
Nếu nghi ngờ tổn thương mạch phải cho nắn xương sớm, đặt nẹp bột tạm thời, cho làm siêu âm Doffler mạch kiểm tra, nếu có tổn thương chuyển mổ cấp cứu kết hợp xương, XỬ TRÍ mạch máu theo thương tổn.
- Khám xem có dấu hiệu liệt thần kinh quay không, nếu có tổn thương
biểu hiện bằng mất duỗi chủ động cổ tay và các ngón tay (dấu hiệu tay rủ cổ cò).
- Khám thần kinh giữa: nếu tổn thương thì mất các động tác khép các ngón tay, mất động tác đối chiếu.
* X Quang:
- Trên phim thẳng cho thấy đầu dưới di lệch vào trong và xoay nghiêng.
- Trên phim nghiêng cho ta thấy mức độ di lệch. Chia thành 4 độ gẫy:
Độ 1 gẫy không di lệch, độ 2 gẫy di lệch dưới 50% thân xương, độ 3 gẫy di lệch trên 50% thân xương, độ 4 di lệch hoàn toàn hai đầu gẫy.
- Về vị trí di lệch của đầu dưới xương cánh tay so với phần xương còn lại, người ta còn chia ra kiểu di lệch ra sau hay ra trước, vì quyết định tư thế bột bó có tác động nhiều đến kết quả điều trị.
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em sẽ được hiểu như quy định trên.
Điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em (Hình từ Internet)
Điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em sẽ chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 27 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY Ở TRẺ EM
...
II. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
1. Gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em.
2. Gẫy xương kín hoặc gẫy hở độ I theo Gustilo.
Theo đó, có thể thấy rằng việc điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em sẽ được chỉ định thực hiện trong 2 trường hợp như sau:
- Gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em.
- Gẫy xương kín hoặc gẫy hở độ I theo Gustilo.
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em nếu người bệnh thuộc một trong hai trường hợp trên thì sẽ được chỉ định thực hiện.
Người bệnh bị gẫy hở độ III thì có được điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em hay không?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục 27 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY Ở TRẺ EM
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở từ độ II trở lên.
2. Gẫy xương kèm tổn thương mạch máu, hoặc dấu hiệu chèn ép khoang.
3. Cân nhắc: người bệnh đến muộn, hoặc có tổn thương thần kinh quay, trẻ lớn trên 15 tuổi, rối loạn dinh dưỡng, đụng dập phần mềm.
Theo đó, các trường hợp chống chỉ định với điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em bao gồm:
- Gẫy hở từ độ II trở lên.
- Gẫy xương kèm tổn thương mạch máu, hoặc dấu hiệu chèn ép khoang.
- Cân nhắc: người bệnh đến muộn, hoặc có tổn thương thần kinh quay, trẻ lớn trên 15 tuổi, rối loạn dinh dưỡng, đụng dập phần mềm.
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn gẫy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em sẽ chống chỉ định khi người bệnh thuộc một trong các trường hợp trên.
Điều này đồng nghĩa với việc có thể người bệnh bị gẫy hở độ III sẽ không thực hiện được thủ thuật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?