Điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay được hiểu như thế nào? Sẽ chỉ định và chống chỉ định cho người bệnh khi nào?
Điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay được hiểu như thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 31 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY
I. ĐẠI CƯƠNG
- Gẫy đầu dưới xương quay là loại gẫy phổ biến nhất vùng cổ tay ở người lớn. Nguyên nhân thường do ngã chống tay. Hay gặp nhất là gẫy kiểu Pouteau- Colles. Còn lại là gẫy các kiểu khác: các loại gẫy nội khớp, gẫy mỏm trâm quay, gẫy kèm gẫy đầu dưới xương trụ hoặc gẫy mỏm trâm trụ...
- Gẫy Pouteau-Colles (hoặc Colles): là gẫy đầu dưới xương quay, đường gẫy cách khe khớp cổ tay 2,5- 3 cm, là loại gẫy ngoại khớp, có 2 kiểu di lệch điển hình là di lệch ra ngoài (tạo hình lưỡi lê) và di lệch ra sau (tạo hình dĩa).
- Trong một số ít trường hợp (khoảng 3%) đoạn gẫy dưới có thể di lệch vào trong và ra trước (gẫy Smiths, hoặc Goyrand).
...
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay được quy định như sau:
- Gẫy đầu dưới xương quay là loại gẫy phổ biến nhất vùng cổ tay ở người lớn. Nguyên nhân thường do ngã chống tay.
Hay gặp nhất là gẫy kiểu Pouteau- Colles.
Còn lại là gẫy các kiểu khác: các loại gẫy nội khớp, gẫy mỏm trâm quay, gẫy kèm gẫy đầu dưới xương trụ hoặc gẫy mỏm trâm trụ...
- Gẫy Pouteau-Colles (hoặc Colles): là gẫy đầu dưới xương quay, đường gẫy cách khe khớp cổ tay 2,5- 3 cm, là loại gẫy ngoại khớp, có 2 kiểu di lệch điển hình là di lệch ra ngoài (tạo hình lưỡi lê) và di lệch ra sau (tạo hình dĩa).
- Trong một số ít trường hợp (khoảng 3%) đoạn gẫy dưới có thể di lệch vào trong và ra trước (gẫy Smiths, hoặc Goyrand).
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay là một loại gẫy phổ biến nhất vùng cổ tay ở người lớn.
Nguyên nhân thường do ngã chống tay và một số thông tin khác như quy trình trên.
Điều trị bảo tồn (Hình từ Internet)
Điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay sẽ chỉ định và chống chỉ định cho người bệnh khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục II và tiểu mục III Mục 31 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY
...
II. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
1. Gẫy kín, gẫy hở độ I theo Gustilo.
2. Gẫy đầu dưới xương quay ở trẻ em.
3. Tất cả các trường hợp gẫy kín đầu dưới xương quay đến sớm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở từ độ 2 trở lên theo Gustilo.
2. Gẫy xương kèm tổn thương mạch, thần kinh, hội chứng khoang bàn tay.
3. Chống chỉ định tương đối: những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng, biểu hiện của rối loạn dinh dưỡng. Các trường hợp này nên bất động tạm bằng các loại nẹp, cho gác cao tay, thuốc men...,chờ ít ngày tay bớt sưng nề sẽ nắn bó bột thực thụ.
Theo đó, việc điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay sẽ chỉ định cho người bệnh khi:
- Gẫy kín, gẫy hở độ I theo Gustilo.
- Gẫy đầu dưới xương quay ở trẻ em.
- Tất cả các trường hợp gẫy kín đầu dưới xương quay đến sớm.
Ngước lại những người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định bao gồm:
- Gẫy hở từ độ 2 trở lên theo Gustilo.
- Gẫy xương kèm tổn thương mạch, thần kinh, hội chứng khoang bàn tay.
- Chống chỉ định tương đối: những trường hợp sưng nề nhiều, nhiều nốt phỏng, biểu hiện của rối loạn dinh dưỡng.
Các trường hợp này nên bất động tạm bằng các loại nẹp, cho gác cao tay, thuốc men...,chờ ít ngày tay bớt sưng nề sẽ nắn bó bột thực thụ.
Như vậy, nếu người bệnh thuộc trường hợp được chỉ định thì có thể thực hiện thủ thuật điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay bình thường.
Tuy nhiên nếu người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì rất có thể sẽ không thực hiện được thủ thuật này.
Cần phải chuẩn bị những gì khi điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay?
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 31 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy đầu dưới xương quay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Chuyên khoa chấn thương: 3 người (1 chính và 2 phụ).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 2 người (nếu người bệnh cần gây mê).
2. Phương tiện
- 1 bàn nắn thông thường.
- 1 đai vải to bản, đủ dài để cố định tay người bệnh vào bàn làm đối lực khi nắn.
- Thuốc gây mê hoặc gây tê.
- Bột thạch cao 3-4 cuộn khổ 15 cm.
3. Người bệnh
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật. Với bệnh nhi cần giải thích kỹ cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ, cởi bỏ áo tay bên bó bột.
- Với người bệnh gây mê cần nhịn ăn uống 6 giờ, tránh nôn hoặc hiện tượng trào ngược.
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
...
Theo đó ở bước chuẩn bị thì người thực hiện phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện như sau:
- 1 bàn nắn thông thường.
- 1 đai vải to bản, đủ dài để cố định tay người bệnh vào bàn làm đối lực khi nắn.
- Thuốc gây mê hoặc gây tê.
- Bột thạch cao 3-4 cuộn khổ 15 cm.
Như vậy, để thực hiện thủ thuật thì người thực hiện phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị như trên đồng thời kèm thêm một số vấn đề khác như quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?