Điều tra dịch hại lúa như thế nào khi mật độ rầy nâu khoảng trên 3000 con một mét vuông đất trồng lúa cấy?

Cho tôi hỏi nếu mật độ rầy nâu khoảng trên 3000 con một mét vuông đất trồng lúa cấy thì công tác điều tra phát hiện dịch hại lúa phải được tiến hành như thế nào? Việc điều tra thường diễn tra trong thời gian bao nhiêu ngày? Câu hỏi của anh B.H.N từ Đồng Nai.

Dịch hại lúa là gì?

Định nghĩa dịch hại cây lúa được quy định tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-166:2014/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa, cụ thể:

QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định nguyên tắc, nội dung, phương pháp áp dụng trong công tác điều tra phát hiện dịch hại chủ yếu và sinh vật có ích trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, phục vụ cho dự tính dự báo và phòng trừ dịch hại hiệu quả, an toàn.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; tổ chức, cá nhân có hoạt động điều tra, phát hiện dịch hại cây lúa tại Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Dịch hại cây lúa (còn gọi là sinh vật gây hại cây lúa)
Là loài, chủng hoặc dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc vi sinh vật gây hại cho lúa; bao gồm: Côn trùng, nhện hại, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật gây hại khác.
1.3.2. Dịch hại chính
Là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng hàng vụ, hàng năm ở địa phương.
1.3.3. Dịch hại chủ yếu
Là những dịch hại chính, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi.
1.3.4. Yếu tố điều tra chính
Là các yếu tố đại diện có liên quan đến dịch hại, bao gồm yếu tố giống, thời vụ, địa hình (chân đất), giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa và tập quán canh tác.
...

Theo đó, dịch hại lúa hay sinh vật gây hại cây lúa là loài, chủng hoặc dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc vi sinh vật gây hại cho lúa; bao gồm: Côn trùng, nhện hại, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật gây hại khác.

Trong đó, dịch hại lúa còn được chia thành dịch hại chính và dịch hại chủ yếu.

Điều tra dịch hại lúa như thế nào khi mật độ rầy nâu trên 3000 con trên một mét vuông đất trồng lúa cấy?

Điều tra dịch hại lúa như thế nào khi mật độ rầy nâu khoảng trên 3000 con một mét vuông đất trồng lúa cấy? (Hình từ Internet)

Công tác điều tra về dịch hại lúa thường được thực hiện ở những khu vực nào? Trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Tại tiểu mục 2.3 và tiểu mục 2.5 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-166:2014/BNNPTNT phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa có quy định như sau:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
2.3. Thời gian điều tra
- Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến điều tra với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.
- Điều tra bổ sung: Tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại.
2.4. Yếu tố điều tra chính
Chọn đại diện theo giống, thời vụ, địa hình (chân đất), giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa và tập quán canh tác.
2.5. Khu vực điều tra
- Vùng trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 20 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
- Vùng không trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 2 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.
2.6. Điểm điều tra
Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm tương đối ngẫu nhiên và đồng đều trên tuyến điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 mét.
...

Theo quy chuẩn vừa nêu thì công tác điều tra phát hiện dịch hại lúa thường được thực hiện ở 02 khu vực là:

- Vùng trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 20 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.

- Vùng không trọng điểm lúa: Chọn khu vực trồng lúa có diện tích trên 2 ha đại diện cho các yếu tố điều tra chính.

Thời gian điều tra phát hiện dịch hại lúa định kỳ là 7 ngày/lần ở tuyến điều tra với các yếu tố điều tra trong khu vực điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.

Đối với công tác điều tra bổ sung thì sẽ tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại.

Điều tra dịch hại lúa như thế nào khi mật độ dịch rầy nâu trên 3000 con một mét vuông đất trồng lúa cấy?

Hướng dẫn điều tra rầy hại thân lúa khi mật độ cao được quy định tại Phục lục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-166:2014/BNNPTNT phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa như sau:

Phụ lục 1.
Hướng dẫn điều tra rầy hại thân lúa khi mật độ cao
Khi mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xám khoảng trên 3.000 con/m2, số mẫu điều tra của một điểm giảm, cụ thể:
- Đối với lúa cấy: dùng khay (20 x 20 x 5 cm) để điều tra từng khóm một như quy định; chia khay làm 4 phần; đếm, phân tuổi số rầy vào khay, số rầy bị ký sinh trong diện tích 1/4 khay đó.
+ Đối với lúa sạ và mạ: dùng khung 40 x 50 cm để điều tra. Đếm trực tiếp số rầy, phân tuổi; số rầy bị ký sinh có trong 1/4 khung.

Như vậy, trong trường hợp mật độ rầy nâu khoảng trên 3.000 con/m2, số mẫu điều tra của một điểm giảm.

Cụ thể, đối với lúa cấy cần dùng khay (20 x 20 x 5 cm) để điều tra từng khóm một như quy định; chia khay làm 4 phần; đếm, phân tuổi số rầy vào khay, số rầy bị ký sinh trong diện tích 1/4 khay đó.

Dịch hại lúa
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Pháp luật
QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 1/10/2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BGTVT ra sao?
Pháp luật
QCVN 115:2024/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
QCVN 05:2016/BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 101:2020/BTTTT về Pin lithium cho thiết bị cầm tay như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch hại lúa
1,167 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch hại lúa Quy chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: