Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không?
Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không?
Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sẽ căn cứ theo quy định điểm a khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
....
3. Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
b) Kiểm kê tài nguyên nước;
c) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia;
...
Theo đó, hoạt động điều tra đánh giá tài nguyên nước sẽ nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Điều tra đánh giá tài nguyên nước có nằm trong hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước không? (Hình từ Internet)
Việc điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt được thực hiện như thế nào?
Việc điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt được căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định:
Điều tra, đánh giá tài nguyên nước
Hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 của Luật Tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
1. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt được thực hiện trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá tự nhiên và nhân tạo gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
b) Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
c) Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
d) Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt.
2. Điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
...
Theo đó, việc điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt sẽ được thực hiện trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá tự nhiên và nhân tạo gồm một hoặc một số hoạt động sau đây:
+ Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
+ Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động nào?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động nào, căn cứ theo khoản 7 Điều 5 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định:
Điều tra, đánh giá tài nguyên nước
...
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trên phạm vi liên tỉnh;
b) Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trên địa bàn tỉnh;
b) Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các hoạt động sau đây:
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động trên địa bàn tỉnh bao gồm:
+ Điều tra, đánh giá đặc trưng hình thái sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt;
+ Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
+ Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; điều tra, phân vùng chức năng nguồn nước mặt.
+ Điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất theo các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1:50.000; 1:25.000;
+ Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước dưới đất;
+ Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
+ Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
- Điều tra, đánh giá đối với các hoạt động sau đây:
+ Điều tra, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
+ Điều tra, xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?