Điều tiết hoạt động điện lực gồm những nội dung nào? Ai chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Điều tiết hoạt động điện lực gồm những nội dung nào?
Điều tiết hoạt động điện lực gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Điện lực 2004, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 23 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012 như sau:
- Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và hướng dẫn thực hiện;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý quá trình thực hiện cân bằng cung cầu về điện;
- Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 38 của Luật này;
- Hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục ngừng cấp điện, cắt điện hoặc giảm mức tiêu thụ điện, điều kiện, trình tự, thủ tục đấu nối vào hệ thống điện quốc gia;
- Nghiên cứu, xây dựng biểu giá bán lẻ điện và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về giá điện;
- Quy định khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, phê duyệt giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và dự án đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối để bảo đảm phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được duyệt;
- Xác định tỷ lệ công suất và tỷ lệ điện năng giữa hình thức mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn và mua bán giao ngay phù hợp với các cấp độ của thị trường điện lực;
- Kiểm tra, giám sát việc điều chỉnh và thực hiện giá điện;
- Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực.
- Kiểm tra hợp đồng mua bán điện có thời hạn giữa đơn vị phát điện và đơn vị mua điện, hợp đồng mua bán buôn điện có thời hạn theo quy định của Chính phủ;
- Kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật.
Hoạt động điện lực (Hình từ Internet)
Ai chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Người, tổ chức chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện được quy định tại Điều 65 Luật Điện lực 2004 và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.
Như vậy, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước và Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Những hợp đồng điện lực liên quan đến hoạt động điện lực đã tồn tại trước thời điểm Luật Điện lực 2004 có hiệu lực thì xử lý như thế nào?
Những hợp đồng điện lực liên quan đến hoạt động điện lực đã tồn tại trước thời điểm Luật Điện lực 2004 có hiệu lực thì xử lý theo khoản 1 Điều 68 Luật Điện lực 2004 như sau:
Quy định đối với tổ chức, cá nhân đang hoạt động điện lực
1. Hợp đồng hoặc thoả thuận bằng văn bản liên quan đến hoạt động điện lực đã tồn tại trước thời điểm Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị thực hiện theo thời hạn đã được ghi trong hợp đồng hoặc thoả thuận đó.
2. Sau khi Luật này có hiệu lực, những sửa đổi, bổ sung trong hợp đồng hoặc thoả thuận quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Chính phủ quy định điều kiện và thời gian tổ chức, cá nhân đang hoạt động điện lực tiến hành điều chỉnh cơ cấu, tổ chức và hoạt động phù hợp với quy định của Luật này.
Theo đó, những hợp đồng điện lực liên quan đến hoạt động điện lực đã tồn tại trước thời điểm Luật Điện lực 2004 có hiệu lực cụ thể là trước ngày 01/07/2005 thì vẫn có giá trị thực hiện theo thời hạn đã được ghi trong hợp đồng hoặc thoả thuận đó.
Sau khi ngày 01/07/2005, những sửa đổi, bổ sung trong hợp đồng liên quan đến hoạt động điện lực nên trên phải được thực hiện theo quy định của Luật Điện lực 2004.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?