Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền hiệp thương dân chủ hay không?
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quy định nguyên tắc hoạt động các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 6 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định như sau:
"Điều 6. Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:
a) Ở trung ương có Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
b) Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập Ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là khu dân cư). Tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định."
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy, việc tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.
Do đó, quá trình tổ chức và hoạt động của các tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều phải được thực hiện dựa trên các nguyên tắc, quy định tại Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thành phần của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm những thành phần nào?
Căn cứ Điều 13 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019 quy định về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm những thành phần sau:
"Điều 13. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:
1. Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp. Trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3. Một số cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và một số chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
4. Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam."
Vậy Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm những thành phần cụ thể như trên.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền hiệp thương dân chủ hay không?
Tại Điều 14 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quy định các nhiệm vu, quyền hạn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
"Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Hiệp thương dân chủ ban hành chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm nhằm thực hiện chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
2. Hiệp thương dân chủ cử Đoàn Chủ tịch, cử, cử bổ sung, thay thế, cho thôi các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch -Tổng Thư ký, các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cử bổ sung, thay thế, cho thôi Ủy viênỦy ban, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);
3. Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);
4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
5. Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu toànquốc Mặt trậnTổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo."
Theo đó, một trong những quyền của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định tại Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đó là có thể tổ chức hiệp thương dân chủ ban hành chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm nhằm thực hiện chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng thời, theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền hiệp thương dân chủ cử Đoàn Chủ tịch, cử, cử bổ sung, thay thế, cho thôi các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch -Tổng Thư ký, các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cử bổ sung, thay thế, cho thôi Ủy viên Ủy ban, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?