Điều kiện xếp loại học lực khá được pháp luật quy định như thế nào? Học sinh tiên tiến có còn được khen thưởng không?
Học sinh tiên tiến có còn được khen thưởng không?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định khen thưởng như sau:
"1. Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh
a) Khen thưởng cuối năm học
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có ĐTBmcn đạt từ 9,0 điểm trở lên.
- Khen thưởng danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
b) Khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học.
2. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng
Trong khi đó, theo khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT, học sinh chỉ được công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học nếu hạnh kiểm tốt và học lực giỏi; đạt học sinh tiên tiến học kỳ hoặc năm học nếu hạnh kiểm và học lực từ loại khá trở lên."
Như vậy, theo quy định mới, trường hợp của bạn không còn khen thưởng học sinh tiên tiến theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thì chỉ còn học sinh xuất sắc và học sinh giỏi. Đồng thời, việc khen thưởng danh hiệu cũng không căn cứ vào hạnh kiểm và học lực mà căn cứ vào kết quả rèn luyện và kết quả học tập.
Xếp loại học lực
Tải trọn bộ các văn bản về điều kiện xếp loại học lực khá: Tải về
Điều kiện xếp loại học lực khá được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại khá như sau:
"2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ."
Đối chiếu quy định trên, để đủ điều kiện là học lực khá thì bạn phải đảm bảo 3 điều kiện nêu trên, môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ trên 6.5 và đảm bảo không có môn nào điểm dưới 5,0 và các môn học khác xét đánh giá đều đạt. Như vậy, trường hợp của bạn có môn toán điểm trung bình môn 5.0 thì không đáp ứng đủ điều kiện để được học lực khá.
Điều kiện xếp loại học lực giỏi được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại giỏi như sau:
"1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ."
Theo đó, để đủ các tiêu chuẩn xếp loại học lực giỏi thì phải đảm bảo điểm trung bình các môn từ 8.0 trở lên, môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên và đảm bảo không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 và các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ. Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên thì điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên.
Điều kiện xếp loại học lực trung bình được quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại học trung bình như sau:
"3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ."
Như vậy, để đủ các tiêu chuẩn xếp loại học lực trung bình thì phải đảm bảo điểm trung bình các môn từ 5.0 trở lên, môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên và đảm bảo không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5 và các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?