Điều kiện về việc đổi tên quỹ từ thiện hiện nay có sự thay đổi có gì khác so với trước đây hay không?
- Điều kiện về việc đổi tên quỹ từ thiện hiện nay có sự thay đổi có gì khác so với trước đây hay không?
- Cần gửi hồ sơ đổi tên quỹ từ thiện về cơ quan có thẩm quyền nào để được cấp phép đổi tên?
- Tự ý đổi tên quỹ từ thiện mà không làm hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì có bị thu hồi giấy phép thành lập không?
Điều kiện về việc đổi tên quỹ từ thiện hiện nay có sự thay đổi có gì khác so với trước đây hay không?
Theo thông tin thì trước đây quỹ từ thiện của bạn đã đổi tên một lần thì có thể trước đây bạn đã thực hiện thủ tục thay đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 30/2012/NĐ-CP.
Hiện tại việc thay đổi tên quỹ từ thiện được căn cứ khoản 4 Điều 39 Nghị định 93/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 39. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ
...
4. Đổi tên quỹ:
a) Việc đổi tên quỹ phải có nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ, ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
b) Quỹ gửi 01 bộ hồ sơ xin đổi tên quỹ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi tên quỹ; nghị quyết của Hội đồng quản lý về việc đổi tên quỹ; dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét và quyết định cấp lại giấy phép về việc đổi tên quỹ và công nhận điều lệ quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do."
Theo đó, việc thay đổi tên của quỹ từ thiện so với quy định cũ trước đây không có sự thay đổi.
Việc đổi tên quỹ từ thiện phải có nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ, ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
Hồ sơ xin đổi tên quỹ từ thiện bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đổi tên quỹ;
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý về việc đổi tên quỹ;
- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung;
- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và quyết định cấp lại giấy phép về việc đổi tên quỹ và công nhận điều lệ quỹ.
Điều kiện về việc đổi tên quỹ từ thiện hiện nay có sự thay đổi có gì khác so với trước đây hay không?
Cần gửi hồ sơ đổi tên quỹ từ thiện về cơ quan có thẩm quyền nào để được cấp phép đổi tên?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đổi tên quỹ từ thiện như sau:
"Điều 18. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; thu hồi giấy phép thành lập, đối với:
a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ có thời hạn hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã."
Nếu quỹ từ thiện của bạn là quỹ hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh thì cần gửi hồ sơ đổi tên quỹ cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Đối với quỹ từ thiện của bạn hoat động ở phạm vi trong tỉnh thì cần gửi hồ sơ đối tên quỹ về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tự ý đổi tên quỹ từ thiện mà không làm hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì có bị thu hồi giấy phép thành lập không?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định:
"Điều 19. Thu hồi giấy phép thành lập và con dấu của quỹ
1. Quỹ bị thu hồi giấy phép thành lập trong các trường hợp:
a) Quyết định chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể quỹ có hiệu lực;
b) Sau khi được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ nhưng quỹ không thực hiện đúng quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực. Trường hợp vì lý do khách quan mà quỹ chưa thực hiện được quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì trong thời hạn 10 ngày làm việc trước khi hết thời hạn theo quy định, Ban sáng lập quỹ phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn chỉ thực hiện một lần và tối đa không quá 20 ngày làm việc, nếu quá thời gian gia hạn mà quỹ vẫn không thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này thì giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ hết hiệu lực.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày các quyết định nêu tại điểm a khoản 1 Điều này có hiệu lực hoặc hết thời gian theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra quyết định thu hồi giấy phép thành lập của quỹ.
3. Việc thu hồi con dấu được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và các quy định của pháp luật có liên quan."
Tự ý đổi tên quỹ từ thiện mà không làm hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?