Điều kiện thành lập và quản lý nhà nước của Viện kiểm sát nhân dân là gì? Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố thông qua những công tác nào?
Điều kiện thành lập và quản lý nhà nước của Viện kiểm sát nhân dân là như thế nào?
Căn cứ Điều 49 và Điều 57 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014:
"Điều 49. Thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân
Việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao."
"Điều 57. Thành lập, giải thể Viện kiểm sát quân sự
Việc thành lập, giải thể Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định."
Như vậy, để thành lập Viện kiểm sát nhân dân thì phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình lên cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Để thành lập Viện kiểm sát quân sự thì phải có sự thống nhất giữa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Về vai trò quản lý Nhà nước của Viện kiểm sát được thể hiện thông qua chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, trách nhiệm phối hợp của Viện kiểm sát với các cơ quan khác được quy định cụ thể tại Chương I, Chương II Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố thông qua những công tác nào? (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 2, Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
"Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Điều 7. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
2. Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật này."
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố thông qua những công tác nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về các công tác của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
"Điều 6. Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:
a) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
d) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
đ) Điều tra một số loại tội phạm;
e) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
...
3. Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân."
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự; truy tố tội phạm; xét xử vụ án hình sự; Điều tra một số loại tội phạm; và trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?