Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 175? Phạm vi hoạt động của tổ chức là gì?
Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 175?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 109 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:
Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
(1) Hạng I:
Có ít nhất 02 cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng hạng I;
Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 5 Phụ lục VI Nghị định này;
Đã thực hiện quản lý chi phí của ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.
(2) Hạng II:
Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng II trở lên;
Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 5 Phụ lục VI Nghị định này;
Đã thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng của ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật trở lên.
(3) Hạng III:
Cá nhân chủ trì thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng từ hạng III trở lên;
Cá nhân tham gia thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 5 Phụ lục VI Nghị định này.
Xem thêm chi tiết tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 175? Phạm vi hoạt động của tổ chức là gì? (Hình từ Internet)
Phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Nghị định 175?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 109 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:
- Hạng I: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với tất cả các dự án;
- Hạng II: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án từ nhóm B trở xuống;
- Hạng III: Được thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm C và dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì?
Căn cứ tại Điều 132 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 và điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường.
2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng bằng việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; quy định việc áp dụng các công cụ cần thiết trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
3. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.
4. Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng.
5. Chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Như vậy, nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm 05 nguyên tắc sau:
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng, nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ theo từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện xây dựng và mặt bằng giá thị trường.
- Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng bằng việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; quy định việc áp dụng các công cụ cần thiết trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào vận hành, khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực để lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.
- Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện trên cơ sở điều kiện, cách thức xác định chi phí đầu tư xây dựng đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận phù hợp với các quy định, hướng dẫn về lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trình tự đầu tư xây dựng.
- Chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét năng lực chung, năng lực đặc thù theo Thông tư 27? Nhận xét 10 năng lực của học sinh thế nào?
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi nào? Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ như thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo Quyết định 681? Tải về mẫu báo cáo?
- Mẫu Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã? Tải về Mẫu Nghị quyết?
- Dự kiến nhiệm vụ của Bộ Công an sau sắp xếp, tinh gọn theo Báo cáo 219/BC-BNV ra sao? Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của Bộ Tài chính thế nào?