Điều kiện đối với cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?
- Điều kiện đối với cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?
- Hồ sơ, thủ tục để đề nghị cơ sở được công nhận thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?
- Đối với thông tin của người cho phôi và tinh trùng phải được bảo mật thì có được biết chỉ số cơ thể của người cho hay không?
Điều kiện đối với cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?
Nội dung này được quy định khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP) như sau:
"Điều 13. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Điều kiện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
a) Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;
b) Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
..."
Ngoài ra cơ sở khám chữa bệnh muốn thực hiện kỹ thuật mang thai hộ còn phải xin phép công nhận cơ sở được phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Hồ sơ, thủ tục để đề nghị cơ sở được công nhận thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP) thì:
Hồ sơ để đề nghị công nhận gồm các giấy tờ sau:
- Công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 3a tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
Về thủ tục đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thực hiện như sau:
Bước 1: Lập 01 bộ hồ sơ như nêu trên và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.
Bước 2: Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ và ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ và ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gửi cơ sở đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo để hoàn chỉnh hồ sơ.
Theo đó để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì cần đáp ứng điều kiện nêu trên và được Bộ y tế ra quyết định công nhận thì mới được. Riêng đối với Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh thì không cần làm thủ tục đề nghị công nhận nêu trên.
Căn cứ theo khoản 3 điều trên thì riêng đối với Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh không phải thực hiện đề nghị công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Đối với thông tin của người cho phôi và tinh trùng phải được bảo mật thì có được biết chỉ số cơ thể của người cho hay không?
Về nội dung này được quy định tại Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
2. Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
3. Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
4. Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
5. Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành."
Như vậy thông tin của người cho phôi và tinh trùng sẽ được mã hóa để đảm bảo bí mật, tuy nhiên khi nhận phôi và tinh trùng vẫn được biết về đặc điểm của người cho như vậy cũng có thể biết được chỉ số cơ thể của người đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?