Điều kiện để tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là gì? Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được quy định thế nào?
Điều kiện để tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử như sau:
Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
1. Điều kiện tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử:
a) Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ theo mẫu quy định tại khoản 8 Điều này và được Bộ Công Thương thẩm định với các nội dung tối thiểu sau:
- Thông tin giới thiệu về thương nhân, tổ chức gồm: kinh nghiệm, năng lực phù hợp với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;
- Mô tả phương án kỹ thuật phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, bao gồm: thuyết minh hệ thống công nghệ thông tin; thuyết minh phương án kỹ thuật về giải pháp công nghệ, quy trình vận hành và chứng thực hợp đồng điện tử gồm có phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu của chứng từ điện tử, phương án định danh và chứng thực điện tử của các bên liên quan đến hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật, phương án tra cứu hợp đồng điện tử đã được chứng thực trên hệ thống; phương án bảo mật hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, bảo mật an toàn thông tin khách hàng; phương án kỹ thuật bảo đảm duy trì và khắc phục hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử khi có sự cố xảy ra.
...
Theo đó, để tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử thì tổ chức, cá nhân cần phải là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Đồng thời phải có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ theo mẫu quy định tại khoản 8 Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và được Bộ Công Thương thẩm định với các nội dung tối thiểu được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 63 nêu trên.
Hợp đồng điện tử (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử như sau:
Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
...
2. Nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử:
a) Chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn của các chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
b) Cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
c) Công bố công khai Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Công Thương;
d) Kết nối với Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo yêu cầu.
...
Như vậy, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử có những nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 63 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn của các chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực.
Đồng thời cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực.
Hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 63 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử như sau:
Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
...
3. Hồ sơ đăng ký
a) Đơn đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;
b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân);
c) Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
...
Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử bao gồm đơn đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử.
Đồng thời bao gồm đề án hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 63 nêu trên.
Và bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?