Điều kiện để mở phiên họp của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông là gì?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông gồm bao nhiêu thành viên?
- Điều kiện để mở phiên họp của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là gì?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ mở phiên họp theo trình tự ra sao?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông gồm bao nhiêu thành viên?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ gồm bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
a) Hội đồng gồm có 07 thành viên là các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Các chuyên gia, ủy viên đã tham gia Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ưu tiên mời tham gia Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương ứng.
...
Theo đó, Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.
- Hội đồng gồm có 07 thành viên là các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Các chuyên gia, ủy viên đã tham gia Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ưu tiên mời tham gia Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương ứng.
Điều kiện để mở phiên họp của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ là gì?
Theo khoản 2 Điều 14 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
...
2. Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 5/7 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các đơn vị liên quan sẽ được mời dự phiên họp của Hội đồng.
....
Theo đó, căn cứ trên quy định Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ chỉ họp khi có ít nhất 5/7 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các đơn vị liên quan sẽ được mời dự phiên họp của Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ mở phiên họp theo trình tự ra sao?
Theo khoản 3 Điều 14 Thông tư 45/2016/TT-BTTTT quy định phiên họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1. Thư ký đọc quyết định thành lập Hội đồng, biên bản mở hồ sơ, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự trong cuộc họp;
Bước 2. Chủ tịch Hội đồng điều hành cuộc họp;
Bước 3. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình bày tóm tắt trước Hội đồng về đề cương nghiên cứu, trả lời các câu hỏi của Hội đồng (nếu có);
Bước 4. Đại diện cơ quan dự kiến sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có) phát biểu ý kiến về sự cần thiết và những yêu cầu về kết quả nghiên cứu;
Bước 5. Các thành viên, chủ tịch Hội đồng nhận xét, đánh giá từng hồ sơ và so sánh các hồ sơ đăng ký tuyển chọn cùng 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
Bước 6. Chủ tịch Hội đồng điều hành thảo luận; Hội đồng thảo luận, phản biện các ý kiến nhận xét giữa các thành viên Hội đồng (nếu có) trước khi cho điểm độc lập vào phiếu đánh giá theo Mẫu PL10-PĐGHS ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT; đối với hồ sơ tuyển chọn, kết quả được tổng hợp theo tổng số điểm trung bình từ cao xuống thấp;
Bước 7. Hội đồng công bố công khai kết quả chấm điểm, đánh giá và thông qua biên bản làm việc của Hội đồng theo Mẫu PL11-BBHĐTC ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT.
Kiến nghị danh sách các tổ chức trúng tuyển hoặc giao trực tiếp chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Tổ chức được Hội đồng đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có hồ sơ xếp hạng với tổng số điểm trung bình cao nhất của các tiêu chí và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên.
Đối với các hồ sơ có điểm trung bình bằng nhau thì hồ sơ có điểm cao hơn của Chủ tịch hội đồng được ưu tiên xếp hạng;
Bước 8. Hội đồng thảo luận thống nhất qua biểu quyết để kiến nghị xác định kết quả phiên họp với các thông tin cơ bản bao gồm:
+ Tên tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm đề nghị trúng tuyển, giao trực tiếp;
+ Những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ của hồ sơ được hội đồng lựa chọn trúng tuyển hoặc giao trực tiếp (các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng cần phải đạt; các điểm cần chỉnh sửa khác trong nội dung thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ).
- Trong trường hợp cần thiết và khi các thành viên của Hội đồng có ý kiến không thống nhất trong việc xem xét lựa chọn tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét phê duyệt sau khi lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia độc lập.
- Kết quả họp Hội đồng được thông báo cho các tổ chức đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi kết thúc phiên họp.
Tổ chức được đề nghị trúng tuyển, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi họp Hội đồng, báo cáo về việc hoàn thiện theo Mẫu PL12-BCHTHS ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTTTT; gửi về Vụ Khoa học và Công nghệ.
- Trong trường hợp cần thiết, Vụ Khoa học và Công nghệ báo cáo Bộ trưởng xem xét, cho phép lấy ý kiến chuyên gia độc lập để tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?