Điều kiện để hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ là gì? Công cụ nợ được hoán đổi phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Điều kiện để hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định về điều kiện đối với công cụ nợ được mua lại, được hoán đổi, bị hoán đổi như sau:
Điều kiện đối với công cụ nợ được mua lại, được hoán đổi, bị hoán đổi
1. Đối với công cụ nợ được mua lại
a) Là công cụ nợ chưa đến ngày đáo hạn;
b) Không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo từ thời điểm đăng ký tham gia bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận hoặc từ ngày tổ chức đấu thầu mua lại công cụ nợ.
2. Đối với công cụ nợ được hoán đổi
a) Trường hợp phát hành bổ sung phải đảm bảo công cụ nợ có điều kiện, điều khoản như điều kiện, điều khoản của công cụ nợ đang lưu hành;
b) Trường hợp công cụ nợ phát hành lần đầu tiên thì điều kiện, điều khoản của công cụ nợ do chủ thể tổ chức phát hành quyết định.
3. Đối với công cụ nợ bị hoán đổi, đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo đó, để thực hiện hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ thì công cụ nợ được hoán đổi và bị hoán đổi phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
(1) Công cụ nợ được hoán đổi
- Trường hợp phát hành bổ sung phải đảm bảo công cụ nợ có điều kiện, điều khoản như điều kiện, điều khoản của công cụ nợ đang lưu hành;
- Trường hợp công cụ nợ phát hành lần đầu tiên thì điều kiện, điều khoản của công cụ nợ do chủ thể tổ chức phát hành quyết định.
(2) Công cụ nợ bị hoán đổi
- Là công cụ nợ chưa đến ngày đáo hạn;
- Không bị ràng buộc trong các quan hệ về giao dịch đảm bảo từ thời điểm đăng ký tham gia bán lại công cụ nợ theo phương thức thỏa thuận hoặc từ ngày tổ chức đấu thầu mua lại công cụ nợ.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm quy định về việc hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ tại Điều 25 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
Hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu phương thức hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ?
Tại Điều 5 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định về phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ cụ thể như sau:
Phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ
1. Việc mua lại, hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một (01) trong hai (02) phương thức sau:
a) Thỏa thuận trực tiếp với các chủ sở hữu công cụ nợ;
b) Đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán. Kho bạc Nhà nước có thể trực tiếp tổ chức đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ quyết định phương thức mua lại, hoán đổi theo đề án, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo cụ thể phương thức mua lại, hoán đổi công cụ nợ trước khi tổ chức thực hiện.
Theo đó, việc hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Thỏa thuận trực tiếp với các chủ sở hữu công cụ nợ;
- Đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán. Kho bạc Nhà nước có thể trực tiếp tổ chức đấu thầu mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Hình thức đấu thầu hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ là gì?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 110/2018/TT-BTC quy định về nguyên tắc đấu thầu, hình thức đấu thầu và phương thức xác định giá trúng thầu khi hoán đổi công cụ nợ theo phương thức đấu thầu như sau:
Nguyên tắc đấu thầu, hình thức đấu thầu và phương thức xác định giá trúng thầu
1. Nguyên tắc đấu thầu
a) Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nhà tạo lập thị trường theo đúng quy định của pháp luật;
b) Bảo mật mọi thông tin dự thầu của nhà tạo lập thị trường;
c) Căn cứ khung lãi suất hoán đổi của Bộ Tài chính và lãi suất của công cụ nợ có kỳ hạn còn lại tương đương trên thị trường, chủ thể tổ chức phát hành công bố lãi suất/giá của công cụ nợ bị hoán đổi và tổ chức đầu thầu lãi suất/giá của công cụ nợ được hoán đổi hoặc công bố lãi suất/giá của công cụ nợ được hoán đổi và tổ chức đầu thầu lãi suất/giá của công cụ nợ bị hoán đổi.
2. Hình thức đấu thầu
Đấu thầu hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một (01) trong hai (02) hình thức, gồm:
a) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
b) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
Trường hợp đợt đấu thầu được tổ chức theo hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất thì tổng khối lượng công cụ nợ đăng ký hoán đổi của nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng công cụ nợ gọi thầu hoán đổi trong phiên đấu thầu.
3. Phương thức xác định kết quả trúng thầu
Kết quả trúng thầu công cụ nợ được xác định theo một (01) trong hai (02) phương thức sau:
a) Đơn giá;
b) Đa giá.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc đấu thầu hoán đổi công cụ nợ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
- Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
- Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
Lưu ý: Trường hợp đợt đấu thầu được tổ chức theo hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất thì tổng khối lượng công cụ nợ đăng ký hoán đổi của nhà đầu tư dự thầu không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng công cụ nợ gọi thầu hoán đổi trong phiên đấu thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?