Điều kiện để giống cây trồng được bảo hộ là gì? Hình thức xử phạt khi có hành vi vi phạm về bảo hộ giống cây trồng được pháp luật quy định như thế nào?
Điều kiện để giống cây trồng được bảo hộ là gì?
Theo Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 64 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực ngày 01/01/2023) quy định về điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ là:
Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Trước đây, Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Tên của giống cây trồng bảo hộ quy định như thế nào?
Theo quy định Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và được bổ sung bởi điểm d khoản 65 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực ngày 01/01/2023) quy định về tên của giống cây trồng như sau:
Tên của giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký quyền đối với giống cây trồng phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới và quốc gia có ký kết thỏa thuận với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo hộ giống cây trồng.
2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.
3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó hoặc bao gồm cả tên loài của giống cây trồng đó;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính, giá trị của giống đó;
d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
6. Trường hợp tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ không phù hợp với các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng từ chối tên đó và yêu cầu người đăng ký đề xuất tên khác trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ban hành thông báo. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ghi nhận tên chính thức của giống cây trồng từ thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.
Trước đây, nội dung này được quy định tại Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 như sau:
Tên của giống cây trồng
1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.
2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.
3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;
b) Vi phạm đạo đức xã hội;
c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó;
d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ.
5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
Điều kiện để giống cây trồng được bảo hộ là gì? Hình thức xử phạt khi có hành vi vi phạm về bảo hộ giống cây trông được pháp luật quy định như thế nào?
Hình thức xử phạt khi có hành vi vi phạm về bảo hộ giống cây trồng là gì?
Các hành vi vi phạm về bảo hộ giống cây trồng được quy định tại Điều 17, Điều 18 Nghị định 31/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 28/7/2023), cụ thể:
Vi phạm quy định về quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giống cây trồng đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhằm mục đích thương mại mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng để thực hiện một trong các mục đích sau:
a) Sản xuất hoặc nhân giống;
b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ để thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản này;
h) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ;
i) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản này đối với giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc chủ yếu từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ để thực hiện các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc sử dụng tên giống cây trồng trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
...
Vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định bắt buộc chuyển giao của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định;
c) Chủ Bằng bảo hộ không đáp ứng được điều kiện về tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng mà vẫn khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống;
d) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng.
...
Như vậy, khi có văn bằng bảo hộ giống cây trồng, mà người nào có hành vi vi phạm về bảo hộ giống cây trồng của bạn thì có thể bị xử phạt theo như các quy định trên.
Trước đây, các quy định này tại Điều 12, Điều 13 Nghị định 31/2016/NĐ-CP:
Điều 12. Vi phạm quy định về quyền của chủ Bằng bảo hộ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giống cây trồng đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhằm Mục đích thương mại mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân của giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng để thực hiện một trong các Mục đích sau:
a) Sản xuất hoặc nhân giống;
b) Chế biến nhằm Mục đích nhân giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ để thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này;
h) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này đối với giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ;
i) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này đối với giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc sử dụng tên giống cây trồng trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định chuyển giao bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định;
c) Chủ Bằng bảo hộ không đáp ứng được Điều kiện về tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ như tại thời Điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống;
d) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?