Hoạt động tôn giáo là gì? Điều kiện để được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cần những gì? Trình tự, thủ tục như thế nào? Và thẩm quyền do cơ quan nào cấp?
- Hoạt động tôn giáo là gì?
- Điều kiện để được tổ chức cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cần những gì?
- Hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo bao gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
- Thấm quyền do cơ quan nào cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo?
- Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cần thực hiện những hoạt động nào?
Hoạt động tôn giáo là gì?
Tại khoản 11 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về hoạt động tôn giáo như sau:
"Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo."
Điều kiện để được tổ chức cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cần những gì?
Điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
Căn cứ theo Điều 18 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo như sau:
- Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi
- Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật
- Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc
- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở
- Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
Hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016, hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo bao gồm:
"2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức; tên tôn giáo; tôn chỉ, mục đích; nội dung, địa bàn hoạt động; nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng người tin theo; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở;
b) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;
c) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;
d) Quy chế hoạt động của tổ chức;
đ) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở."
Trình tự, thủ tục cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
Tại khoản 1 Điều 19 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy đinh: Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này gửi hồ sơ đăng ký hoạt động tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
Thấm quyền do cơ quan nào cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo?
Theo quy định khoản 3 Điều 19 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo như sau:
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh) cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký phải nêu rõ lý do.
Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cần thực hiện những hoạt động nào?
Căn cứ Điều 20 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cần thực hiện những hoạt động như sau:
"Điều 20. Hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo
1. Tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo, giảng đạo, bồi dưỡng giáo lý;
b) Bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc;
c) Sửa chữa, cải tạo trụ sở;
d) Tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo;
đ) Tổ chức đại hội thông qua hiến chương.
2. Khi thực hiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan."
Như vậy, trên đây là khái niệm về hoạt động tôn giáo, các điều kiện, hồ sơ trình tự thủ tục và thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó, còn có hoạt động của tổ chức sau khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?