Điều kiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên tàu biển Việt Nam là gì?
Điều kiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên tàu biển Việt Nam là gì?
Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Điều kiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 21 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. GCNHLNVĐB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Cơ bản: tàu dầu và tàu hóa chất; tàu khí hóa lỏng; tàu hoạt động ở vùng nước cực; tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF;
b) Nâng cao: tàu dầu; tàu hóa chất; tàu khí hóa lỏng; tàu hoạt động ở vùng nước cực; tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF;
c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro.
2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp.
Như vậy, điều kiện cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên tàu biển Việt Nam được quy định như trên.
Trước đây, theo Điều 21 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau: quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt như sau:
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. GCNHLNVĐB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất, tàu khí hỏa lỏng;
b) Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hỏa lỏng;
c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
g) Cơ bản tàu hoạt động ở vùng cực;
h) Nâng cao tàu hoạt động ở vùng cực;
i) Tàu cao tốc.
2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVĐB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
- Cơ bản tàu dầu và tàu hóa chất, tàu khí hỏa lỏng;
- Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hỏa lỏng;
- Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
- Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
- Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
- Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
- Cơ bản tàu hoạt động ở vùng cực;
- Nâng cao tàu hoạt động ở vùng cực;
- Tàu cao tốc.
Chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với những thuyền viên tàu biển Việt Nam nào?
Chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với những thuyền viên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 51 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro, tàu hoạt động trên vùng nước cực và tàu cao tốc.
2. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu hoạt động ở vùng nước cực bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
3. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện nghiệp vụ an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách; huấn luyện nghiệp vụ an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu; quản lý đám đông và quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người.
4. Đối với tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.
5. Đối với tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao được cấp cho thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai, sỹ quan và các thuyền viên khác chịu trách nhiệm về xếp dỡ và chăm sóc hàng hóa đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
6. Đối với tàu hoạt động ở vùng nước cực Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-V/4 đoạn 1 của Bộ luật STCW.
7. Đối với tàu hoạt động ở vùng nước cực Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao được cấp cho thuyền trưởng, đại phó đã có kinh nghiệm tối thiểu 02 tháng làm việc tại vùng nước cực hoặc thừa nhận tương đương khác, đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao và đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-V/4 đoạn 2 của Bộ luật STCW.
8. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, GCNHLNVĐB được cấp cho cá nhân hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:
a) Thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan và thuyền viên khác được giao nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý đám đông;
b) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về việc lên xuống tàu của hành khách, bốc dỡ, chằng buộc hàng hóa, đóng mở cửa bên mạn, phía mũi, sau lái tàu đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu;
c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người, ứng xử trong tình huống khẩn cấp;
d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn.
9. Đối với tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ được cấp cho thuyền viên hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ làm việc trên tàu cao tốc.
10. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
Theo đó, chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với những thuyền viên tàu biển Việt Nam như trên.
Trước đây, theo Điều 51 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT, chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với những thuyền viên tàu biển Việt Nam như sau:
- Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu khách, tàu khách Ro- Ro, tàu hoạt động trên vùng cực và tàu cao tốc.
- Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng, tàu hoạt động ở vùng cực bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
- Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện nghiệp vụ an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách; huấn luyện nghiệp vụ an toàn hành khách, an toàn hàng hoá và tính nguyên vẹn của vỏ tàu; quản lý đám đông và quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người.
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được cấp lại trong trường hợp nào?
Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được cấp lại trong trường hợp được quy định tại Điều 42 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực ngày 01/09/2023) như sau:
Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
1. GCNHLNV được cấp lại trong các trường hợp sau: bị mất, hư hỏng, thay đổi thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.
2. Đối với GCNHLNV hết hoặc sắp hết thời hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện:
a) Thuyền viên có thời gian đi biển phù hợp với GCNHLNV được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm tính từ ngày đề nghị cấp lại;
b) Trường hợp không đảm bảo đủ thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì phải vượt qua bài kiểm tra đánh giá năng lực phù hợp với GCNHLNV được cấp.
Như vậy, giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được cấp lại trong trường hợp bị mất, hư hỏng, thay đổi thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.
Trước đây, theo Điều 42 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực ngày 01/09/2023)quy định về điều kiện cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ như sau:
Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
1. GCNHLNV được cấp lại trong các trường hợp sau: bị mất, hư hỏng, sai thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.
2. Đối với GCNHLNV hết hoặc sắp hết thời hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện:
a) Thuyền viên có thời gian đi biển phù hợp với GCNHLNV được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm tính từ ngày đề nghị cấp lại;
b) Trường hợp không đảm bảo đủ thời hạn quy định tại điểm a khoản này thì phải vượt qua bài kiểm tra đánh giá năng lực phù hợp với GCNHLNV được cấp.
Như vậy, giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được cấp lại trong các trường hợp sau: bị mất, hư hỏng, sai thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.
- Đối với giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt hết hoặc sắp hết thời hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện:
+ Thuyền viên có thời gian đi biển phù hợp với giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm tính từ ngày đề nghị cấp lại;
+ Trường hợp không đảm bảo đủ thời hạn nêu trên thì phải vượt qua bài kiểm tra đánh giá năng lực phù hợp với giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?