Điều kiện bổ nhiệm Lãnh sự danh dự gồm những gì? Lãnh sự danh dự không hoàn thành chức năng được ủy nhiệm thì có phải chấm dứt hoạt động không?
Điều kiện bổ nhiệm Lãnh sự danh dự gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BNG thì nội dung này được quy định như sau:
Người được bổ nhiệm làm Lãnh sự danh dự phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam, công dân nước tiếp nhận hoặc công dân nước thứ ba;
- Thường trú tại nước tiếp nhận;
- Có uy tín trong xã hội, có khả năng tài chính;
- Có lý lịch tư pháp rõ ràng;
- Có hiểu biết về Việt Nam và nước tiếp nhận;
- Không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Việt Nam hoặc của bất cứ nước nào, không nhận lương từ ngân sách của Chính phủ Việt Nam hoặc bất cứ nước nào.
Điều kiện bổ nhiệm Lãnh sự danh dự gồm những gì? Lãnh sự danh dự không hoàn thành chức năng được ủy nhiệm thì có phải chấm dứt hoạt động không?
Lãnh sự danh dự không hoàn thành chức năng được ủy nhiệm thì có phải chấm dứt hoạt động không?
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định về việc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự như sau:
"Điều 18. Việc chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự
1. Lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoặc khi nước tiếp nhận chấm dứt chấp thuận việc bổ nhiệm Lãnh sự danh dự.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự khi xảy ra một trong những trường hợp dưới đây:
a) Lãnh sự danh dự không thực hiện hoặc không hoàn thành chức năng được ủy nhiệm;
b) Không còn nhu cầu bổ nhiệm Lãnh sự danh dự;
c) Lãnh sự danh dự bị nước tiếp nhận tuyên bố là người không được hoan nghênh;
d) Lãnh sự danh dự không còn đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 15 của Thông tư này;
đ) Lãnh sự danh dự có nguyện vọng thôi không làm Lãnh sự danh dự.
3. Ngoài những quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần giải thích lý do."
Như vậy, khi Lãnh sự danh dự không hoàn thành chức năng được ủy nhiệm thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định chấm dứt hoạt động này.
Quy trình chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự thực hiện như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 18 Thông tư 01/2020/TT-BNG quy định về quy trình chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự như sau:
(1) Người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm hoặc Cục trưởng Cục Lãnh sự kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Khi có yêu cầu chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (có tham khảo ý kiến của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm và các đơn vị liên quan trong Bộ) về việc xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
(2) Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng ý chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự.
Sau khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký Quyết định chấm dứt hoạt động của Lãnh sự danh dự, Cục Lãnh sự chuyển thông tin cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận và cá nhân Lãnh sự danh dự.
Lãnh sự danh dự có trách nhiệm bàn giao con dấu, dấu chức danh, dấu tên, Quốc kỳ, Quốc huy, biển hiệu, Thẻ Lãnh sự danh dự và hồ sơ lãnh sự cho Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm để lưu trữ, bảo quản hoặc cho người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền.
(3) Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm thông báo cho Cục Lãnh sự sau khi hoàn tất việc tiếp nhận các phương tiện hoạt động và hồ sơ lãnh sự của Lãnh sự danh dự quy định tại điểm b khoản này.
Tùy vào tình hình thực tế, Cục Lãnh sự hướng dẫn Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước tiếp nhận hoặc tại nước kiêm nhiệm về việc bàn giao các phương tiện hoạt động và hồ sơ lãnh sự cho Lãnh sự danh dự mới hoặc gửi về Bộ Ngoại giao để tiêu hủy trong trường hợp không có ứng viên Lãnh sự danh dự thay thế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?