Điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
- Điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
- Trong thời gian bao lâu thì Vụ Tổ chức cán bộ phải thông báo để công chức lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam viết Bản tự nhận xét đánh giá?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật thì có được thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hay không?
Điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
Điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 22 Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, từ chức, tạm đình chỉ chức vụ, công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
Điều kiện và thời điểm xem xét triển khai thủ tục bổ nhiệm lại
1. Điều kiện xem xét bổ nhiệm lại
a) Được cấp có thẩm quyền quản lý nhân sự đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong thời gian giữ chức vụ và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm lại và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
b) Cơ quan, đơn vị có yêu cầu.
c) Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ
d) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm:
- Được cấp có thẩm quyền quản lý nhân sự đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong thời gian giữ chức vụ và đáp ứng tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm lại và yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
- Cơ quan, đơn vị có yêu cầu.
- Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Trước đây, căn cứ Điều 21 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về điều kiện xem xét bổ nhiệm lại công chức như sau:
Điều kiện xem xét bổ nhiệm lại.
1. Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý khi hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định tại Điều 8 Quy định này đều phải xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
2. Điều kiện bổ nhiệm lại:
- Được cấp có thẩm quyền đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định tại thời điểm xem xét, bổ nhiệm lại và đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tiếp theo.
- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu.
- Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
3. Những trường hợp xét thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Giám đốc BHXH tỉnh phải có văn bản báo cáo BHXH Việt Nam xem xét, quyết định.
Như vậy, để được bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Được cấp có thẩm quyền đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
(2) Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định tại thời điểm xem xét, bổ nhiệm lại và đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tiếp theo.
(3) Cơ quan, đơn vị có nhu cầu.
(4) Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
Điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Trong thời gian bao lâu thì Vụ Tổ chức cán bộ phải thông báo để công chức lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam viết Bản tự nhận xét đánh giá?
Thời gian Vụ Tổ chức cán bộ phải thông báo để công chức lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam viết Bản tự nhận xét đánh giá được quy định tại khoản 1 Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH năm 2023 (Có hiệu lực ngày 01/10/2023) như sau:
Bổ nhiệm lại Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, đơn vị trực thuộc khác
1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với đơn vị thực hiện các bước sau.
Bước 1: Chậm nhất 90 ngày trước khi công chức lãnh đạo đến thời điểm bổ nhiệm lại chức vụ hiện giữ, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo bằng văn bản để công chức lãnh đạo viết Bản tự đánh giá, nhận xét việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ và đơn vị biết để thực hiện các thủ tục bổ nhiệm lại theo quy định.
...
Như vậy, Vụ Tổ chức cán bộ phải thông báo để công chức lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam viết Bản tự nhận xét đánh giá chậm nhất 90 ngày trước khi công chức lãnh đạo đến thời điểm bổ nhiệm lại chức vụ hiện giữ.
Trước đây, căn cứ Điều 23 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 (Hết hiệu lực ngày 01/10/2023) quy định về việc bổ nhiệm lại như sau:
Bổ nhiệm lại Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị trực thuộc khác.
Bước 1: Chậm nhất 120 ngày trước khi công chức lãnh đạo đến thời điểm bổ nhiệm lại chức vụ hiện giữ, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo bằng văn bản để công chức lãnh đạo viết Bản tự nhận xét đánh giá trong thời gian giữ chức vụ và đơn vị biết để thực hiện các thủ tục bổ nhiệm lại theo quy định.
...
Như vậy, chậm nhất là 120 ngày trước khi công chức lãnh đạo đến thời điểm bổ nhiệm lại chức vụ hiện giữ, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo bằng văn bản để công chức lãnh đạo viết Bản tự nhận xét đánh giá trong thời gian giữ chức vụ và đơn vị biết để thực hiện các thủ tục bổ nhiệm lại theo quy định.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật thì có được thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hay không?
Căn cứ Điều 22 Quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với công chức lãnh đạo, viên chức quản lý và kế toán trưởng các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 438/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về Thời điểm triển khai thủ tục bổ nhiệm lại công chức như sau:
Thời điểm triển khai thủ tục bổ nhiệm lại
- Trước 120 ngày khi hết thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Điều 8, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lại theo phân cấp quản lý cán bộ phải tiến hành triển khai các quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại. Quyết định bổ nhiệm lại cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải được thực hiện trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến ngày hết thời hạn bổ nhiệm.
- Công chức lãnh đạo, viên chức quản lý khi đến thời gian bổ nhiệm lại mà cơ quan, đơn vị phụ trách đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra nội dung có dấu hiệu vi phạm hoặc đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật thì chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại cho đến khi có kết luận thanh tra, kiểm tra; thực hiện xong việc xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở xuống.
Như vậy, công chức lãnh đạo khi đến thời gian bổ nhiệm lại mà đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật thì chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại cho đến khi có kết luận thanh tra, kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?