Diễn tập thiết quân luật là gì? Lệnh thiết quân luật cần phải xác định cụ thể những nội dung nào?
Diễn tập thiết quân luật là gì?
Diễn tập thiết quân luật là một hoạt động được tổ chức nhằm mô phỏng và chuẩn bị cho tình huống cần áp dụng thiết quân luật trong thực tế. Mục tiêu chính của các cuộc diễn tập này là kiểm tra sự sẵn sàng, năng lực phối hợp và hiệu quả của các lực lượng quân đội, cơ quan dân sự, và hệ thống quản lý trong việc đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc bất ổn lớn.
Diễn tập thiết quân luật nhằm mục đích như sau:
- Kiểm tra lực lượng quân đội và dân sự:
+ Đảm bảo quân đội và các cơ quan liên quan hiểu rõ nhiệm vụ của mình khi thiết quân luật được ban hành.
+ Kiểm tra khả năng triển khai quân đội trong thời gian ngắn tại các khu vực trọng yếu.
- Đánh giá hệ thống chỉ huy và điều hành:
+ Thử nghiệm các phương án phối hợp giữa lực lượng quân sự và chính quyền địa phương.
- Chuẩn bị cho tình huống thực tế:
+ Mô phỏng các tình huống như bạo loạn, khủng bố, thiên tai hoặc xung đột vũ trang để lên kế hoạch ứng phó.
+ Đánh giá các kịch bản xấu nhất và tìm ra cách khắc phục.
- Giáo dục và nâng cao nhận thức:
+ Giúp người dân, chính quyền và các tổ chức hiểu rõ hơn về quy trình và mục tiêu của thiết quân luật.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Diễn tập thiết quân luật là gì? Lệnh thiết quân luật cần phải xác định cụ thể những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Lệnh thiết quân luật cần phải xác định cụ thể những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 có quy định như sau:
Thiết quân luật
1. Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.
2. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
3. Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt quy định tại khoản 6 Điều này và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương cấp tỉnh thiết quân luật được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản thực hiện theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.
6. Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật bao gồm:
a) Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;
b) Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;
c) Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;
d) Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
...
Theo đó, lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể những nội dung sau:
- Xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành;
- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chủ tịch nước có phải là người ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật đúng không?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 có quy định như sau:
Thiết quân luật
...
7. Mọi hoạt động tại địa phương thiết quân luật phải tuân thủ lệnh thiết quân luật và các biện pháp đặc biệt.
8. Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
9. Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
10. Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật.
Như vậy, khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
Xem thêm: Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm những gì?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì? Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được sử dụng để làm gì?
- Giá trị hoàn lại trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có mức lãi suất tính tạm ứng là bao nhiêu phần trăm?
- Có giới hạn độ tuổi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hay không theo quy định?
- Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế phải được ghi ở đâu? Nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng có bị phá dỡ?
- 11 hình thức xác nhận giao dịch điện tử thông qua hệ thống Online Banking theo Thông tư 50/2024 thế nào?