Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định thế nào?
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì?
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông) là một vị trí; một đoạn luồng hoặc khu vực giao cắt mà tại đó có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
3. Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm đen) là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mà tại đó có xảy ra tai nạn giao thông.
4. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa (Chi cục Đường thủy nội địa, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải hoặc đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải).
Như vậy, theo quy định trên thì điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa là một vị trí; một đoạn luồng hoặc khu vực giao cắt mà tại đó có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? (Hình từ Internet)
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định thế nào?
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định theo quy định tại Điều 4 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:
Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Một trong các kích thước luồng thực tế nhỏ hơn trị số tối thiểu của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định (chiều sâu, bề rộng, bán kính cong) tại các bãi đá ngầm, bãi cạn, đoạn cạn và vật chướng ngại.
2. Một trong các kích thước: khẩu độ khoang thông thuyền, chiều cao tĩnh không, chiều sâu tại vị trí cầu và công trình khác trên sông, kênh nhỏ hơn trị số thấp nhất của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định.
3. Dòng chảy xiên so với trụ cầu, khoang thông thuyền.
4. Dòng chảy xiết, xoáy, tầm nhìn hạn chế.
5. Khu vực giao cắt giữa các tuyến đường thủy nội địa hoặc tuyến luồng hàng hải, vùng nước cảng biển có tầm nhìn hạn chế.
Như vậy, theo quy định trên thì điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Một trong các kích thước luồng thực tế nhỏ hơn trị số tối thiểu của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định (chiều sâu, bề rộng, bán kính cong) tại các bãi đá ngầm, bãi cạn, đoạn cạn và vật chướng ngại.
- Một trong các kích thước: khẩu độ khoang thông thuyền, chiều cao tĩnh không, chiều sâu tại vị trí cầu và công trình khác trên sông, kênh nhỏ hơn trị số thấp nhất của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định.
- Dòng chảy xiên so với trụ cầu, khoang thông thuyền.
- Dòng chảy xiết, xoáy, tầm nhìn hạn chế.
- Khu vực giao cắt giữa các tuyến đường thủy nội địa hoặc tuyến luồng hàng hải, vùng nước cảng biển có tầm nhìn hạn chế.
Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với bãi đá ngầm gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với bãi đá ngầm gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:
Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa
1. Đối với các công trình xây dựng
a) Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có);
b) Hồ sơ theo dõi luồng, vật chướng ngại, phương tiện hoạt động tại khu vực;
c) Bản vẽ sơ đồ hiện trạng khu vực thể hiện công trình trên luồng, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
d) Các thông số kỹ thuật: kích thước khoang thông thuyền, âu tàu, tĩnh không đường dây, chiều sâu công trình ngầm;
đ) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
e) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
f) Các tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với hiện trạng tự nhiên (các bãi cạn, đoạn cạn, bãi đá ngầm, vật chướng ngại khác)
a) Hồ sơ theo dõi luồng, phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động tại khu vực;
b) Bình đồ hiện trạng khu vực thể hiện báo hiệu, bãi cạn, vật chướng ngại, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, bán kính cong, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
c) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
d) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
đ) Các tài liệu khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với bãi đá ngầm gồm những tài liệu sau:
- Hồ sơ theo dõi luồng, phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động tại khu vực;
- Bình đồ hiện trạng khu vực thể hiện báo hiệu, bãi cạn, vật chướng ngại, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, bán kính cong, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
- Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
- Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
- Các tài liệu khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?