Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là gì? Xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào?
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT giải thích như sau:
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là nơi mà tại đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.
Theo đó, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là nơi mà tại đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.
Xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ dựa trên các tiêu chí nào?
Tại Điều 5 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông là hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng khu vực và tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông và xung quanh vị trí có yếu tố gây mất an toàn giao thông;
2. Xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương.
Theo đó, tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông là hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng khu vực và tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông và xung quanh vị trí có yếu tố gây mất an toàn giao thông;
- Xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương.
Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ bao gồm những hồ sơ gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm:
1. Hồ sơ các vụ va chạm giao thông được lưu giữ tại tổ chức quản lý đường bộ hoặc do cơ quan công an cung cấp.
2. Bảng thống kê va chạm, tai nạn giao thông có ghi lý trình, số vụ va chạm, tai nạn, thiệt hại; đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục.
3. Sơ đồ hiện trạng công trình đường bộ, tổ chức giao thông, ảnh chụp khu vực và các tài liệu liên quan.
Như vậy, hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ gồm:
- Hồ sơ các vụ va chạm giao thông được lưu giữ tại tổ chức quản lý đường bộ hoặc do cơ quan công an cung cấp.
- Bảng thống kê va chạm, tai nạn giao thông có ghi lý trình, số vụ va chạm, tai nạn, thiệt hại; đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục.
- Sơ đồ hiện trạng công trình đường bộ, tổ chức giao thông, ảnh chụp khu vực và các tài liệu liên quan.
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ?
Theo Điều 17 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ
1. Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.
2. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
4. Đối với đường BOT
a) Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
b) Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
5. Đối với các điểm đen trên đường bộ đang khai thác có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xem xét xử lý trong dự án. Trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông.
6. Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, Cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
- Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.
- Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
- Đối với đường BOT:
+ Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.
+ Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư này.
- Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, Cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?