Điểm mới của vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132 là gì theo quy định hiện nay?
Điểm mới của vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132 là gì?
(1) Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 132/2024/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 05/12/2024) quy định nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài.
(2) Bổ sung hình thức của nguồn vốn đầu tư so với Nghị định 124
Như đã đề cập trên, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, trong đó tiền và tài sản hợp pháp khác được thể hiện dưới hình thức sau:
- Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
- Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
- Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
- Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
- Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
(căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 132/2024/NĐ-CP)
So với Nghị định 124/2017/NĐ-CP (hết hiệu lực kể từ 05/12/2024) thì vốn đầu tư ra nước ngoài được bổ sung hình thức thể hiện dưới dạng cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài.
Điểm mới của vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132 là gì? (Hình từ Internet)
(3) Quy định về đầu ra của vốn đầu tư ra nước ngoài
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định:
Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí, giấy phép và các thỏa thuận liên quan khác để thực hiện hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài từ khi hình thành dự án đến khi kết thúc dự án và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định.
Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.
(4) Quy định về trường hợp nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư tại Việt Nam
Tại Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án dầu khí của tổ chức kinh tế ở nước ngoài.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
(căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 132/2024/NĐ-CP)
Điều kiện để nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động dầu khí ở nước ngoài theo quy định tại Điều 66 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:
Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện 03 sau đây:
- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật Đầu tư 2020;
- Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
- Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật Đầu tư 2020.
Lưu ý: Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
Trách nhiệm của nhà đầu tư đối với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài thế nào?
Căn cứ tại Điều 55 Luật Đầu tư 2020 quy định:
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy đối với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư có trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?