Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là gì? Việc bán lại dịch vụ viễn thông di động hàng hải do ai quy định?
Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là gì?
Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là một loại dịch vụ viễn thông di động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT dưới đây:
Dịch vụ viễn thông
1. Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể sau đây:
a) Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh;
b) Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không.
...
Và theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT quy định về dịch vụ viễn thông di động hàng hải như sau:
Dịch vụ viễn thông di động
1. Dịch vụ viễn thông di động mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động mặt đất (mạng thông tin di động, mạng trung kế vô tuyến, mạng nhắn tin), bao gồm:
a) Dịch vụ thông tin di động mặt đất;
b) Dịch vụ trung kế vô tuyến;
c) Dịch vụ nhắn tin.
2. Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh.
3. Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền.
4. Dịch vụ viễn thông di động hàng không là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài mặt đất, đài máy bay để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên máy bay.
...
Theo đó, dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền.
Trong đó, dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng theo khoản 7 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 giải thích.
Dịch vụ viễn thông di động hàng hải (Hình từ Internet)
Việc bán lại dịch vụ viễn thông di động hàng hải do ai quy định? Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông di động, doanh nghiệp cần giấy tờ gì?
Bán lại dịch vụ viễn thông được quy định tại Điều 12 Nghị định 25/2011/NĐ-CP như sau:
Bán lại dịch vụ viễn thông
1. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định cho người sử dụng tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông.
2. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ, phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, trước khi bán lại dịch vụ viễn thông di động, doanh nghiệp phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể việc bán lại dịch vụ viễn thông.
Theo quy định trên, trước khi bán lại dịch vụ viễn thông di động hàng hải, doanh nghiệp phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
Và Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể việc bán lại dịch vụ viễn thông.
Dịch vụ viễn thông di động hàng hải gồm những dịch vụ nào theo quy định?
Dịch vụ viễn thông di động được quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT.
Theo đó, dịch vụ viễn thông di động hàng hải bao gồm các dịch vụ sau:
- Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
+ Dịch vụ điện thoại;
+ Dịch vụ fax;
+ Dịch vụ truyền số liệu;
+ Dịch vụ truyền hình ảnh;
+ Dịch vụ nhắn tin và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
+ Dịch vụ thư điện tử;
+ Dịch vụ thư thoại;
+ Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
+ Dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch dụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm:
+ Dịch vụ hiển thị số chủ gọi;
+ Dịch vụ giấu số gọi;
+ Dịch vụ bắt số;
+ Dịch vụ chờ cuộc gọi;
+ Dịch vụ chuyển cuộc gọi;
+ Dịch vụ chặn cuộc gọi;
+ Dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?