Dịch vụ viễn thông công ích bắt buộc là các loại dịch vụ nào? Ai được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích?
Dịch vụ viễn thông công ích bắt buộc là các loại dịch vụ nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 08/2016/TT-BTTTT có quy định như sau:
Dịch vụ viễn thông công ích
1. Dịch vụ viễn thông công ích bắt buộc bao gồm:
a) Dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp (dịch vụ gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp, bao gồm số dịch vụ gọi Công an 113, số dịch vụ gọi Cứu hỏa 114, số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế 115);
b) Dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển qua hệ thống đài thông tin duyên hải;
c) Dịch vụ viễn thông công ích vệ tinh phục vụ hoạt động chỉ đạo, Điều hành phòng, chống thiên tai.
2. Dịch vụ viễn thông công ích phổ cập bao gồm:
a) Dịch vụ viễn thông công ích trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định (dịch vụ gọi đến số trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại mạng viễn thông cố định mặt đất 116);
b) Dịch vụ viễn thông công ích điện thoại cố định mặt đất trả sau;
c) Dịch vụ viễn thông công ích thông tin di động mặt đất trả sau;
d) Dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải cho tàu, thuyền đánh bắt hải sản trên biển qua hệ thống đài thông tin duyên hải;
đ) Dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định trả sau;
e) Dịch vụ viễn thông công ích kênh thuê riêng cố định mặt đất;
g) Dịch vụ viễn thông công ích truyền dẫn tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh VINASAT;
h) Dịch vụ viễn thông công ích thuê kênh truyền dẫn cáp quang trên cơ sở hạ tầng cáp quang của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Theo quy định nêu trên thì dịch vụ viễn thông công ích bắt buộc bao gồm:
- Dịch vụ viễn thông công ích khẩn cấp (dịch vụ gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp, bao gồm số dịch vụ gọi Công an 113, số dịch vụ gọi Cứu hỏa 114, số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế 115);
- Dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển qua hệ thống đài thông tin duyên hải;
- Dịch vụ viễn thông công ích vệ tinh phục vụ hoạt động chỉ đạo, Điều hành phòng, chống thiên tai.
Dịch vụ viễn thông công ích bắt buộc là các loại dịch vụ nào? (Hình từ Internet)
Ai được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 08/2016/TT-BTTTT (Được bổ sung bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 14/2020/TT-BTTTT) quy định các đối tượng sau đây sẽ được hưởng giá cước dịch vụ viễn thông công ích:
(1) Người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp trong phạm vi nội hạt và người sử dụng dịch vụ thông tin di động mặt đất gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp
(2) Ngư dân Việt Nam trên tàu, thuyền đánh bắt hải sản trên biển sử dụng dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải qua hệ thống đài thông tin duyên hải phục vụ hoạt động trong các sự kiện tìm kiếm, cứu nạn trên biển;
(3) Thành viên thuộc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sử dụng dịch vụ viễn thông công ích vệ tinh phục vụ hoạt động chỉ đạo, Điều hành, phòng, chống thiên tai;
(4) Người sử dụng dịch vụ viễn thông công ích điện thoại cố định mặt đất nội hạt để gọi đến số dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại cố định mặt đất;
(5) Hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo quốc gia, chuẩn cận nghèo quốc gia sử dụng dịch vụ viễn thông công ích điện thoại cố định mặt đất trả sau hoặc dịch vụ thông tin di động mặt đất trả sau;
(6) Ngư dân Việt Nam trên tàu, thuyền đánh bắt hải sản trên biển sử dụng dịch vụ viễn thông công ích di động hàng hải qua hệ thống đài thông tin duyên hải;
(7) Trường học, bệnh viện, ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định sử dụng dịch vụ viễn thông công ích truy nhập Internet băng rộng cố định mặt đất trả sau;
(8) Bệnh viện vệ tinh, bệnh viện hạt nhân trong Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 theo Quyết định 774/QĐ-BYT năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế sử dụng dịch vụ viễn thông công ích kênh thuê riêng cố định mặt đất để kết nối bệnh viện vệ tinh với bệnh viện hạt nhân của nhóm;
(9) Đài phát thanh, truyền hình cấp tỉnh chưa tự chủ về tài chính sử dụng dịch vụ viễn thông công ích truyền dẫn quảng bá cho một kênh chương trình truyền hình địa phương sử dụng băng tần Ku của vệ tinh VINASAT để phát chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương cho các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, các vùng lõm khó thu được tín hiệu truyền hình số mặt đất.
Hỗ trợ giá cước dịch vụ viễn thông công ích theo nguyên tắc thế nào?
Việc hỗ trợ giá cước dịch vụ viễn thông công ích sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 08/2016/TT-BTTTT (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2020/TT-BTTTT), cụ thể như sau:
Nguyên tắc hỗ trợ
1. Danh Mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, giá cước sử dụng, mức và thời Điểm hỗ trợ thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về danh Mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, chất lượng, giá cước, khung giá cước sử dụng và mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020.
2. Đối tượng thụ hưởng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 9 Thông tư này không phải lập danh sách đối tượng thụ hưởng.
3. Đối tượng thụ hưởng quy định tại các điểm đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 9; các điểm truy nhập Internet công cộng nêu tại điểm b khoản 2 Điều 9 và các đảo thuộc huyện đảo được doanh nghiệp viễn thông thuê kênh truyền dẫn vệ tinh, thuê truyền dẫn viba số để cung cấp dịch vụ băng rộng nêu tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 9 Thông tư này được lập thành danh sách đối tượng thụ hưởng và được Sở Thông tin và Truyền thông (Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch đối với tỉnh Bạc Liêu) xác nhận.
a) Đối tượng phát sinh trong quý ngoài danh sách đối tượng thụ hưởng đã được xác nhận, doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông xác nhận để hỗ trợ đối tượng đó từ quý tiếp theo;
b) Đối tượng thụ hưởng trong danh sách đối tượng thụ hưởng đăng ký ngừng hỗ trợ, doanh nghiệp tổng hợp, báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông và ngừng hỗ trợ cho đối tượng.
4. Các đối tượng thụ hưởng được hỗ trợ kinh phí trên thực tế, không phụ thuộc kế hoạch cung cấp và dự toán kinh phí hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích hàng năm (sau đây gọi tắt là Kế hoạch và Dự toán kinh phí).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?