Dịch vụ mua sắm tại các cơ sở kinh doanh du lịch có được xếp vào loại hình dịch vụ du lịch khác hay không?
- Dịch vụ mua sắm tại các cơ sở kinh doanh du lịch có được xếp vào loại hình dịch vụ du lịch khác hay không?
- Dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại các cơ sở kinh doanh du lịch phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đã lập hồ sơ đăng ký công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thì sẽ phải thực hiện theo trình tự nào?
Dịch vụ mua sắm tại các cơ sở kinh doanh du lịch có được xếp vào loại hình dịch vụ du lịch khác hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Du lịch 2017 như sau:
Các loại dịch vụ du lịch khác
1. Dịch vụ ăn uống.
2. Dịch vụ mua sắm.
3. Dịch vụ thể thao.
4. Dịch vụ vui chơi, giải trí.
5. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
6. Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.
Theo đó, các loại dịch vụ du lịch khác bao gồm:
(1) Dịch vụ ăn uống.
(2) Dịch vụ mua sắm.
(3) Dịch vụ thể thao.
(4) Dịch vụ vui chơi, giải trí.
(5) Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
(6) Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.
Như vậy, dịch vụ mua sắm tại các cơ sở kinh doanh du lịch là một trong các loại dịch vụ du lịch khác mà pháp luật quy định.
Dịch vụ du lịch (Hình từ Internet)
Dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại các cơ sở kinh doanh du lịch phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL và khoản 9 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL như sau:
Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.
3. Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.
4. Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.
Theo đó, tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch gồm:
(1) Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.
(2) Thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.
(3) Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.
(4) Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
(5) Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.
Như vậy, dịch vụ mua sắm tại các cơ sở kinh doanh du lịch phải đảm bảo những tiêu chuẩn từ đăng ký kinh doanh, thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa, giá, thái độ phục vụ của nhân viên...
Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đã lập hồ sơ đăng ký công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thì sẽ phải thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Luật Du lịch 2017 như sau:
Công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
5. Quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có thời hạn 03 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác có nhu cầu đăng ký công nhận lại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra chất lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn; thu hồi quyết định công nhận trong trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch không bảo đảm các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo quy định của pháp luật.
7. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác.
Như vậy, khi cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đã lập hồ sơ đăng ký công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thì bước tiếp theo sẽ phải nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh.
Và trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận;
Nếu phát sinh trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?