Dịch vụ email migration có được phân loại là dịch vụ phần mềm không hay dịch vụ email migration này thuộc dịch vụ viễn thông?

Bên mình sắp tới sẽ cung cấp dịch vụ email migration - dịch vụ di dời email, nghĩa là quá trình một email hoặc nhiều email được di chuyển từ một ứng dụng email đến một ứng dụng email khác. Cho mình hỏi dịch vụ email migration này có được phân loại là dịch vụ phần mềm theo quy định pháp luật Việt Nam không hay dịch vụ email migration này thuộc dịch vụ viễn thông? Bên cạnh đó, cho chị biết thêm các quy định về dịch vụ viễn thông cố định và dịch vụ viễn thông di động với nhé. Chị cảm ơn!

Dịch vụ email migration có được phân loại là dịch vụ phần mềm theo quy định pháp luật Việt Nam không?

Về vấn đề xác định loại dịch vụ như chị nêu thì nó liên quan nhiều đến vấn đề kỹ thuật hơn là quy định pháp luật, do đó ban Hỗ trợ không thể hỗ trợ chi tiết đến chị. Về việc này, tốt nhất chị nên làm công văn hỏi Sở Khoa học công nghệ ở địa phương để được phản hồi chi tiết nhất.

Còn nếu theo quan điểm của ban Hỗ trợ thì dịch vụ này nó không thuộc diện dịch vụ phần mềm, cũng không thuộc dịch vụ viễn thông - mà nó chỉ mang tính chất dịch vụ "ăn theo", có liên quan đến dịch vụ viễn thông (là cung cấp thư điện tử).

Theo định nghĩa, dịch vụ phần mềm là dịch vụ có tính chất tại khoản 1, khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghệ thông tin như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.
...
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm."

Dịch vụ email migration

Dịch vụ email migration

Dịch vụ email migration có được phân loại là dịch vụ viễn thông hay không?

Còn dịch vụ viễn thông được xác định là các dịch vụ được quy định tại Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông:

"Điều 9. Phân loại dịch vụ viễn thông
1. Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
a) Dịch vụ thoại;
b) Dịch vụ fax;
c) Dịch vụ truyền số liệu;
d) Dịch vụ truyền hình ảnh;
đ) Dịch vụ nhắn tin;
e) Dịch vụ hội nghị truyền hình;
g) Dịch vụ kênh thuê riêng;
h) Dịch vụ kết nối Internet;
i) Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
a) Dịch vụ thư điện tử;
b) Dịch vụ thư thoại;
c) Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
d) Dịch vụ truy nhập Internet;
đ) Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Trên cơ sở đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn, phạm vi liên lạc, hình thức thanh toán giá cước, dịch vụ viễn thông quy định tại các khoản 1, 2 Điều này có thể được phân ra chi tiết hoặc kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể gắn với các yếu tố nêu trên.
4. Căn cứ vào nguyên tắc phân loại dịch vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, tình hình phát triển thị trường và chính sách quản lý viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng."

Dịch vụ viễn thông cố định và dịch vụ viễn thông di động được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4, Điều 5 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT quy định 02 loại dịch vụ viễn thông cố định và dịch vụ viễn thông di động, cụ thể:

* Dịch vụ viễn thông cố định

- Dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định mặt đất. Theo phạm vi liên lạc, dịch vụ viễn thông cố định mặt đất được phân ra thành dịch vụ nội hạt, dịch vụ đường dài trong nước, dịch vụ quốc tế.

+ Dịch vụ nội hạt là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở trong cùng phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Dịch vụ đường dài trong nước là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau;

+ Dịch vụ quốc tế là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam đi quốc tế hoặc từ người sử dụng dịch vụ viễn thông ở nước ngoài tới người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam.

- Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định vệ tinh.

- Các dịch vụ viễn thông cố định quy định tại các khoản 1, 2 Điều này bao gồm các dịch vụ sau:

+ Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại); dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ nhắn tin; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội nghị truyền hình; dịch vụ kênh thuê riêng; dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ mạng riêng ảo và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch vụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256 kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Dịch vụ viễn thông di động

- Dịch vụ viễn thông di động mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động mặt đất (mạng thông tin di động, mạng trung kế vô tuyến, mạng nhắn tin), bao gồm:

+ Dịch vụ thông tin di động mặt đất;

+ Dịch vụ trung kế vô tuyến;

+ Dịch vụ nhắn tin.

- Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh.

- Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền.

- Dịch vụ viễn thông di động hàng không là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài mặt đất, đài máy bay để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên máy bay.

- Các dịch vụ viễn thông di động quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này bao gồm các dịch vụ sau:

+ Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại; dịch vụ fax; dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ nhắn tin và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch dụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

+ Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Dịch vụ viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch vụ viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh mục dịch vụ viễn thông phải đăng ký điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông gồm dịch vụ nào?
Pháp luật
Nội dung tối thiểu của điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở nào?
Pháp luật
Giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về được quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có cần phải thông báo cho người sử dụng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
Pháp luật
Sản lượng dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về là gì? Doanh nghiệp viễn thông có thuê bao có nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Việc cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông cần phải tuân thủ theo những quy định nào của pháp luật?
Pháp luật
Hướng dẫn cách bật 5G trên điện thoại android và ios? Chi tiết các bước bật 5G trên điện thoại thế nào?
Pháp luật
Danh sách khu vực phủ sóng 5G VIETTEL? Hướng dẫn cách bật 5G cho hệ điều hành android và ios chi tiết, cụ thể?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ viễn thông
1,677 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào