Dịch vụ cho thuê tài chính có phải nộp thuế giá trị gia tăng? Bên cho thuê có phải mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê không?
Dịch vụ cho thuê tài chính có phải nộp thuế giá trị gia tăng?
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP giải thích thì cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính.
Trong đó, bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC) về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng.
Trường hợp tổ chức tín dụng thu các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thì các khoản phí thu từ khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí phát hành thẻ) theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như phí trả nợ trước hạn, phạt chậm trả nợ, cơ cấu lại nợ, quản lý khoản vay và các khoản phí khác thuộc quy trình cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).
...
Như vậy, dịch vụ cho thuê tài chính không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Dịch vụ cho thuê tài chính có phải nộp thuế giá trị gia tăng? (Hình từ Internet)
Bên cho thuê tài chính có phải mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê không?
Nghĩa vụ của bên cho thuê tài chính được quy định tại Điều 18 Nghị định 39/2014/NĐ-CP như sau:
Bên cho thuê có nghĩa vụ
1. Đánh giá năng lực tài chính, uy tín của bên cung ứng hoạt động hợp pháp; tài sản cho thuê bao gồm đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, thời hạn giao nhận, lắp đặt, bảo hành; tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, các điều kiện về cho thuê tài chính, mục đích sử dụng tài sản cho thuê và khả năng trả nợ của bên thuê.
2. Mua, nhập khẩu tài sản cho thuê theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cho thuê tài chính.
3. Đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê theo quy định của pháp luật.
4. Bên cho thuê không chịu trách nhiệm về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thỏa thuận với bên cung ứng.
5. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản, điều kiện khác quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
Như vậy, bên cho thuê tài chính có nghĩa vụ đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bên thuê phá sản thì bên cho thuê tài chính có bị ảnh hưởng gì không?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 39/2014/NĐ-CP quy định về quyền của bên cho thuê tài chính như sau:
Bên cho thuê có các quyền
1. Có quyền sở hữu tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê và không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê phá sản, giải thể hoặc có tranh chấp, khởi kiện trước Tòa án liên quan đến một bên thứ ba khác. Tài sản cho thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ khác.
2. Có quyền gắn ký hiệu sở hữu của bên cho thuê trên tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê.
3. Có quyền yêu cầu bên thuê ký cược và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định pháp luật nếu cần thiết.
4. Có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp thông tin về bên cung ứng, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng quý, báo cáo quyết toán tài chính năm và các vấn đề khác có liên quan đến bên thuê và tài sản cho thuê.
5. Có quyền kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê.
6. Chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho thuê tài chính cho một bên cho thuê tài chính khác. Trong trường hợp này, bên cho thuê phải thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê.
...
Theo quy định này thì bên cho thuê tài chính có quyền sở hữu tài sản cho thuê trong suốt thời hạn cho thuê và không bị ảnh hưởng trong trường hợp bên thuê phá sản, giải thể hoặc có tranh chấp, khởi kiện trước Tòa án liên quan đến một bên thứ ba khác.
Tài sản cho thuê không được coi là tài sản của bên thuê khi xử lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ khác.
Như vậy, trong trường hợp bên thuê phá sản thì bên cho thuê tài chính không bị ảnh hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?