Địa phương muốn thành lập Cục Hải quan cấp tỉnh, liên tỉnh thì phải đáp ứng các tiêu chí gì? Có các Cục Hải quan cấp tỉnh, liên tỉnh trực thuộc Tổng cục Hải quan nào?
Địa phương muốn thành lập Cục Hải quan cấp tỉnh, liên tỉnh thì phải đáp ứng các tiêu chí gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 36/2015/NĐ-CP quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp như sau:
Tiêu chí thành lập
1. Cục Hải quan thành lập khi địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng hai trong ba tiêu chí sau:
a) Có số lượng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lớn hơn 30% trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước hoặc trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước (không bao gồm địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng) trong năm trước năm đề nghị.
b) Có một trong các cửa khẩu quốc tế đường bộ, hàng không dân dụng hoặc cảng biển quan trọng của quốc gia.
c) Có Khu công nghiệp hoặc Khu kinh tế.
2. Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh kinh tế - xã hội tại các địa bàn có đường biên giới dài, địa hình phức tạp hoặc tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực trọng điểm của đất nước thì việc thành lập Cục Hải quan do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Căn cứ các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính rà soát, xây dựng kế hoạch sắp xếp lại các Cục Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trong trường hợp thành lập mới Cục Hải quan thì địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và tổ chức lại Cục Hải quan.
Như vậy, Cục Hải quan thành lập khi địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng hai trong ba tiêu chí sau:
- Có số lượng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lớn hơn 30% trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước hoặc trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước (không bao gồm địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng) trong năm trước năm đề nghị.
- Có một trong các cửa khẩu quốc tế đường bộ, hàng không dân dụng hoặc cảng biển quan trọng của quốc gia.
- Có Khu công nghiệp hoặc Khu kinh tế.
Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh kinh tế - xã hội tại các địa bàn có đường biên giới dài, địa hình phức tạp hoặc tạo thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực trọng điểm của đất nước thì việc thành lập Cục Hải quan do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Địa phương muốn thành lập Cục Hải quan cấp tỉnh, liên tỉnh thì phải đáp ứng các tiêu chí gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Cục Hải quan cấp tỉnh, liên tỉnh là gì?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 36/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhiệm vụ và hoạt động của Cục Hải quan như sau:
(1) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện các quy định của pháp luật về hải quan trên địa bàn, gồm:
- Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa và các chất ma túy qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa và các chất ma túy qua biên giới, ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
(2) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.
(3) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.
(4) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan.
Có các Cục Hải quan cấp tỉnh, liên tỉnh trực thuộc Tổng cục Hải quan nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg quy định về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
- Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan gồm có:
+ Cục Hải quan thành phố Hà Nội;
+ Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng;
+ Cục Hải quan thành phố Hải Phòng;
+ Cục Hải quan thành phố Cần Thơ;
+ Cục Hải quan tỉnh An Giang;
+ Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
+ Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh;
+ Cục Hải quan tỉnh Bình Định;
+ Cục Hải quan tỉnh Bình Dương;
+ Cục Hải quan tỉnh Bình Phước;
+ Cục Hải quan tỉnh Cà Mau;
+ Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng;
+ Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk;
+ Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai;
+ Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp;
+ Cục Hải quan tỉnh Điện Biên;
+ Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum;
+ Cục Hải quan tỉnh Hà Giang;
+ Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh;
+ Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang;
+ Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa;
+ Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn;
+ Cục Hải quan tỉnh Lào Cai;
+ Cục Hải quan tỉnh Long An;
+ Cục Hải quan tỉnh Nghệ An;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi;
+ Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị;
+ Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh;
+ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa;
+ Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?