Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải tuân thủ những gì?
- Yêu cầu chung đối với kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom là gì?
- Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải tuân thủ những gì?
- Diện tích nhà kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom theo quy định tối thiểu là bao nhiêu mét vuông?
Yêu cầu chung đối với kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom là gì?
Theo Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2018/BQP có nêu như sau:
Yêu cầu chung
2.1.1 Kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được xây mới, cải tạo hoặc sửa chữa phải thực hiện theo Quy chuẩn này.
2.1.2 Khi thiết kế, xây dựng, kiểm tra, sửa chữa hệ thống chống sét nhà kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom có tính chất cháy nổ phải thực hiện theo QCVN 07:2017/BQP; nhà kho vũ khí, vật liệu và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom không có tính chất cháy nổ phải thực hiện theo Tiêu chuẩn TCVN 9385:2012.
2.1.3 Khi xây mới, cải tạo hoặc sửa chữa kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải thực hiện theo quy định về an toàn xây dựng công trình tại Điều 2 của QCVN 18:2014/BXD.
2.1.4 Vật liệu để xây dựng nhà kho là vật liệu không cháy, không thấp hơn bậc 1 chịu lửa theo quy định tại Phụ lục B QCVN 06:2010/BXD.
Như vậy, một số yêu cầu chung đối với kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận thu gom như sau:
- Kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được xây mới, cải tạo hoặc sửa chữa phải thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2018/BQP.
- Khi thiết kế, xây dựng, kiểm tra, sửa chữa hệ thống chống sét nhà kho có tính chất cháy nổ phải thực hiện theo QCVN 07:2017/BQP, nhà kho không có tính chất cháy nổ phải thực hiện theo Tiêu chuẩn TCVN 9385:2012.
- Khi xây mới, cải tạo hoặc sửa chữa kho phải thực hiện theo quy định về an toàn xây dựng công trình tại Điều 2 QCVN 18:2014/BXD.
- Vật liệu để xây dựng nhà kho là vật liệu không cháy, không thấp hơn bậc 1 chịu lửa theo quy định tại Phụ lục B QCVN 06:2010/BXD.
Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải tuân thủ những gì? (hình từ Internet)
Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải tuân thủ những gì?
Tại Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2018/BQP có quy định về địa điểm xây dựng kho như sau:
Yêu cầu về địa điểm xây dựng kho
2.2.1 Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải nằm trong khu kỹ thuật kho vũ khí, đạn cấp chiến dịch, chiến thuật hoặc tương đương.
2.2.2 Phải là nơi có địa chất ổn định, không bị lũ lụt, lũ quét; có đủ diện tích mặt bằng để quy hoạch xây dựng nhà kho và các công trình phụ trợ; phải có đường ra vào để thuận tiện khi cấp phát, tiếp nhận hàng, cứu hộ, cứu nạn. Trường hợp kho xây gần chân đồi, núi phải khảo sát đánh giá nguy cơ trượt lở, quan trắc và cảnh báo khối trượt lở, phải có biện pháp chống và giảm thiểu nguy cơ trượt lở đất đá gây mất an toàn cho nhà kho và các vật phẩm cất giữ trong nhà kho.
2.2.3 Phải xa các khu dân cư, công trình quân sự và dân sự, bảo đảm quy định khoảng cách an toàn từ nhà kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom có tính chất cháy nổ đến các nhà kho, công trình khác cần bảo vệ được quy định tại Phụ lục A Quy chuẩn này.
Với nhà kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom có tính chất cháy nổ phải được bố trí ở địa điểm an toàn trong khu kỹ thuật, nơi không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và cách tường rào trong cùng của khu kỹ thuật của kho vũ khí, đạn cấp chiến dịch, chiến thuật hoặc tương đương không nhỏ hơn 55 m. Trường hợp nhà kho xây gần nhà kho vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ khác trên một trục đường phải bố trí các nhà kho có vị trí so le với nhau.
2.2.4 Khi xây dựng nhà kho với địa hình cho phép phải xác định hướng nhà kho sao cho trục dọc theo chiều dài nhà kho gần với trục Đông - Tây nhất để giảm tối đa tác động của ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà kho và tận dụng hướng gió chủ đạo thông gió tự nhiên cho nhà kho.
Theo đó, về địa điểm xây dựng kho phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải nằm trong khu kỹ thuật kho vũ khí, đạn cấp chiến dịch, chiến thuật hoặc tương đương.
Phải là nơi có địa chất ổn định, không bị lũ lụt, lũ quét; có đủ diện tích mặt bằng để quy hoạch xây dựng nhà kho và các công trình phụ trợ; phải có đường ra vào để thuận tiện khi cấp phát, tiếp nhận hàng, cứu hộ, cứu nạn.
* Lưu ý: Trường hợp kho xây gần chân đồi, núi phải khảo sát đánh giá nguy cơ trượt lở, quan trắc và cảnh báo khối trượt lở, phải có biện pháp chống và giảm thiểu nguy cơ trượt lở đất đá gây mất an toàn cho nhà kho và các vật phẩm cất giữ trong nhà kho.
Diện tích nhà kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom theo quy định tối thiểu là bao nhiêu mét vuông?
Theo Mục 2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2018/BQP, yêu cầu về diện tích và khối lượng được phép cất giữ ở một nhà kho như sau:
* Yêu cầu về diện tích và khối lượng được phép cất giữ ở một nhà kho
(1) Yêu cầu về diện tích nhà kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom có tính chất cháy nổ
- Nhà kho phải có 3 buồng độc lập với nhau, gồm:
+ Buồng cất giữ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom có tính nhạy nổ do va đập, ma sát, nhạy bắt lửa, độ nguy hiểm cao;
+ Buồng cất giữ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom có tính chất cháy nổ khác;
+ Buồng cất giữ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom dễ bắt lửa, đạn khói dễ tự bốc cháy.
- Mỗi buồng có diện tích sử dụng không nhỏ hơn là 15 m2 và nhà kho có diện tích không lớn hơn 100 m2;
- Mặt bằng nhà kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom có tính chất cháy nổ quy định tại Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2018/BQP, Phụ lục B-1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2018/BQP.
(2) Yêu cầu về diện tích nhà kho vũ khí, vật liệu và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom không có tính chất cháy nổ
- Diện tích nhà kho không lớn hơn 100 m2;
- Mặt bằng nhà kho vũ khí, vật liệu và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom không có tính chất cháy nổ quy định tại Phụ lục C, Phụ lục C-1 Quy chuẩn này.
(3) Yêu cầu về khối lượng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom có tính chất cháy nổ được phép cất giữ trong một nhà kho (tính theo đương lượng TNT) được quy định như sau:
- Cất giữ đạn, mìn, lựu đạn có đương lượng TNT không quá 20 tấn;
- Cất giữ thuốc nổ, thuốc phóng, liều phóng có đương lượng TNT không quá 35 tấn;
- Cất giữ ống nổ, trạm truyền nổ, bộ lửa có đương lượng TNT không quá 500.000 cái;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?