Dị vật trực tràng có từ những nguồn nào? Sau khi lấy dị vật trực tràng thì người bệnh phải tiếp tục theo dõi ra sao?
Dị vật trực tràng có từ những nguồn nào?
Lấy dị vật trực tràng là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật lấy dị vật trực tràng ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
LẤY DỊ VẬT TRỰC TRÀNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Dị vật trực tràng có 2 nguồn: dị vật nuốt vào đường tiêu hóa trôi xuống trực tràng và dị vật đâm từ ngoài vào. Dị vật trực tràng từ ngoài vào thường kèm theo vết thương tầng sinh môn. Lấy dị vật trực tràng đi kèm xử trí vết thương tầng sinh môn.
...
Theo đó, dị vật trực tràng có 2 nguồn: dị vật nuốt vào đường tiêu hóa trôi xuống trực tràng và dị vật đâm từ ngoài vào.
Dị vật trực tràng từ ngoài vào thường kèm theo vết thương tầng sinh môn. Lấy dị vật trực tràng đi kèm xử trí vết thương tầng sinh môn.
Lấy dị vật trực tràng (Hình từ Internet)
Lấy dị vật trực tràng sẽ chỉ định cho người bệnh khi nào?
Căn cứ theo Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu nối cơ thắt hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
LẤY DỊ VẬT TRỰC TRÀNG
...
II. CHỈ ĐỊNH
Các tổn thương trực tràng xác định do dị vật
...
Theo đó, có thể thấy rằng lấy dị vật trực tràng sẽ có trường hợp chỉ định là các tổn thương trực tràng xác định do dị vật.
Quy trình thực hiện lấy dị vật trực tràng sẽ có những bước nào?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu nối cơ thắt hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
LẤY DỊ VẬT TRỰC TRÀNG
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên tiêu hóa hoặc PTV ngoại chung
2. Người bệnh: Thường đến viện trong tình trạng cấp cứu. Cho kháng sinh dự phòng, truyền dịch.
3. Phương tiện: Van hậu môn, tốt nhất có van Hill Ferguson, bộ dụng cụ trung phẫu.
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Phụ khoa, có thể nằm sấp.
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân, gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.
3. Kỹ thuật:
- Lấy bỏ dị vật trong vết thương( sỏi, đá, mảnh tre…)
- Làm sạch vết thương bằng oxy già, betadine
- Kiểm tra kỹ thương tổn ở trực tràng và cơ thắt. Nếu dị vật xuyên thủng thành trực tràng, tổn thương cơ thắt thì xử trí như vết thương tầng sinh môn phức
...
Theo đó, việc thực hiện lấy dị vật trực tràng sẽ qua hai bước lớn là bước chuẩn bị và bước tiến hành. Quy trình thực hiện từng bước được quy định cụ thể như trên.
Sau khi lấy dị vật trực tràng thì người bệnh phải tiếp tục theo dõi ra sao?
Căn cứ theo Mục VI Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu nối cơ thắt hậu môn ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
LẤY DỊ VẬT TRỰC TRÀNG
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vùng phẫu thuật:
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tri giác
+ Theo dõi tại vết mổ: chảy máu, chảy dịch, đau.
+ Khi phẫu thuật bằng gây tê tủy sống, người bệnh thường bí đái trong ngày đầu, có thể phải đặt sonde bàng quang.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tối. Thường truyền dịch 500ml - 1000ml sau mổ.
- Cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
- Săn sóc vết mổ: thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ. Ngâm hậu môn trong nước ấm trong một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ phẫu thuật.
- Thường cho kháng sinh, thuốc giảm đau 3 ngày - 5 ngày loại metronidazol, paracetamol. Ngày đầu dùng đường tiêm, từ ngày thứ 2 dùng đường uống. Uống thêm thuốc nhuận tràng, tránh táo bón đọng phân trong trực tràng gây kích thích đại tiện, gây đau kéo dài. Bắt đầu an trở lại sau mổ 12 giờ.
- San sóc tại chỗ: giữ sạch vết mổ (sau đại tiện rửa sạch hậu môn, thấm khô).
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu: Ít gặp, có thể khâu cầm máu.
- Nhiễm trùng vết thương: Cắt lọc tổ chức hoại tử, trong 1 số trường hợp cần làm hậu môn nhân tạo
Theo đó, sau khi lấy dị vật trực tràng thì người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi bằng các yếu tố như:
- Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vùng phẫu thuật:
+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tri giác
+ Theo dõi tại vết mổ: chảy máu, chảy dịch, đau.
+ Khi phẫu thuật bằng gây tê tủy sống, người bệnh thường bí đái trong ngày đầu, có thể phải đặt sonde bàng quang.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tối. Thường truyền dịch 500ml - 1000ml sau mổ.
- Cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
- Săn sóc vết mổ: thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ. Ngâm hậu môn trong nước ấm trong một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sỹ phẫu thuật.
- Thường cho kháng sinh, thuốc giảm đau 3 ngày - 5 ngày loại metronidazol, paracetamol.
Ngày đầu dùng đường tiêm, từ ngày thứ 2 dùng đường uống.
Uống thêm thuốc nhuận tràng, tránh táo bón đọng phân trong trực tràng gây kích thích đại tiện, gây đau kéo dài. Bắt đầu an trở lại sau mổ 12 giờ.
- San sóc tại chỗ: giữ sạch vết mổ (sau đại tiện rửa sạch hậu môn, thấm khô).
Như vậy, việc theo dõi rất quan trọng đối với người bệnh, trong thời gian này nếu có phát sinh tai biến hoặc phát sinh sau khi mổ thì có thể xử lý kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?