Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo tiêu chí nào? Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu gồm những gì?

Tôi có một câu hỏi như sau: Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo tiêu chí nào? Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu gồm những gì? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.Q.T. ở Lâm Đồng.

Để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì di sản văn hóa phải đáp ứng những tiêu chí gì?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như sau:

Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.
2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.
3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.
4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Theo đó, để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thì di sản văn hóa phi vật thể phải đáp ứng những tiêu chí được quy định tại Điều 5 nêu trên.

Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu

Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu (Hình từ Internet)

Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn theo tiêu chí nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lựa chọn để đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp khi đáp ứng những tiêu chí sau:

+ Là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

+ Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới.

+ Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Đáp ứng tiêu chí lựa chọn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP như sau:

Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
...
2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu:
a) Căn cứ Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi có di sản văn hóa phi vật thể có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO.
Trong trường hợp xét thấy di sản văn hóa phi vật thể đó chưa đủ điều kiện trình UNESCO, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị;
b) Sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thẩm định và đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có ý kiến về hồ sơ. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
d) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hoàn thiện các thủ tục để gửi hồ sơ tới UNESCO theo quy định.
3. Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập theo quy định của UNESCO;
c) Văn bản thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
d) Văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể về quyết định của UNESCO đối với di sản văn hóa phi vật thể đó.

Như vậy, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ gồm những tài liệu sau:

+ Văn bản đề nghị của cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập theo quy định của UNESCO.

+ Văn bản thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

+ Văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.

Di sản văn hóa phi vật thể Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Di sản văn hóa phi vật thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là gì? Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể bao gồm những hoạt động nào?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền phê duyệt đề án quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Pháp luật
Tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể là gì? Hình thức tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể gồm những gì?
Pháp luật
Di sản văn hóa phi vật thể là gì? Có được lựa chọn theo tiêu chí có giá trị đặc biệt về lịch sử không?
Pháp luật
Nguyên tắc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Di sản văn hóa phi vật thể được xác định là có nguy cơ mai một, thất truyền khi nào? Có những biện pháp bảo vệ khẩn cấp nào?
Pháp luật
Thực hành di sản văn hóa phi vật thể là gì? Thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Các loại đề án phát huy và bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể gồm những gì? Nội dung cơ bản của đề án ra sao?
Pháp luật
Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể là gì? Tổ chức liên hoan di sản văn hóa phi vật thể theo định kỳ thế nào?
Pháp luật
Theo pháp luật thì di sản văn hóa phi vật thể là như thế nào? Việt Nam hiện tại có những di sản văn hóa phi vật thể nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa phi vật thể
2,341 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản văn hóa phi vật thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản văn hóa phi vật thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào