Đi hiến máu tình nguyện thì được gì? Những giấy tờ cần có khi đi hiến máu tình nguyện? Các bước khám sàn lọc diễn ra như thế nào?

Đi hiến máu tình nguyện thì được gì? Những giấy tờ cần có khi đi hiến máu tình nguyện? Các bước khám sàn lọc diễn ra như thế nào? Các bước khám sức khỏe cho người đi hiến máu tình nguyện ra sao theo quy định?

Đi hiến máu tình nguyện thì được gì?

>>> Xem thêm Ngày Quốc tế người hiến máu có phải là ngày 14/6 trong năm?

>>> Xem thêm Người lao động có được xin nghỉ phép Ngày Quốc tế người hiến máu có phải là ngày 14/6 để hưởng ứng ngày này hay không?

>>> Xem thêm Người lao động đi làm trong ngày Quốc tế người hiến máu có được nhận thêm 400% lương hay không?

Trước hết người hiến máu là người đủ điều kiện hiến máu theo quy định và có thể hiến theo 2 hình thức; tự nguyện hiến máu toàn phần hoặc một số thành phần máu theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2013/TT- BYT.

Bên cạnh đó, thì khi đi hiến máu tình nguyện là đang thực hiện một nghĩa cử cao đẹp "một giọt máu trao đi là một cuộc đời ở lại" vì thế pháp luật cũng đã có sự tuyên truyền khuyến khích người dân tích cực đi hiến máu tình nguyện.

Thực tế hơn thì pháp luật cũng đã quy định cụ thể những quyền lợi mà người đi hiến máu tình nguyện có được như sau:

(1) Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.

(2) Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.

(3) Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 26/2013/TT-BYT.

(4) Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT. Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu theo quy định tại Khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

(5) Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.

(Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT)

Như vậy, khi đi hiến máu tình nguyện người hiến sẽ được hưởng (5) quyền lợi theo quy định của pháp luật.

* Đặc biệt hơn theo quy định tại tiết a tiểu mục 4 Quy định việc cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện ban hành kèm theo Quyết định 1995/2004/QĐ-BYT thì người hiến máu tình nguyện sẽ được cơ sở khám chữa bệnh công lập truyền máu miễn phí khi có nhu cầu, số lượng máu truyền miễn phí tối đa bằng số lượng máu đã hiến được ghi trong Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện.

>>> Xem thêm Người hiến máu tình nguyện sau này cần máu thì có được truyền máu miễn phí hay không?

Đi hiến máu tình nguyện thì được gì?

Đi hiến máu tình nguyện thì được gì? (Hình từ Internet)

Những giấy tờ cần có khi đi hiến máu tình nguyện?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2013/TT- BYT, quy định về việc đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu như sau:

Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
1. Người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
2. Người đăng ký hiến máu, thành phần máu phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các cơ sở tiếp nhận máu phải tổ chức quản lý thông tin người hiến máu theo mẫu hồ sơ quản lý được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Các thông tin cá nhân về người hiến máu phải được bảo mật, chỉ được sử dụng với mục đích bảo đảm sức khỏe người hiến máu và phòng ngừa lây truyền bệnh cho người bệnh nhận máu.

Theo đó, người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, Thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.

Như vậy, khi đăng ký hiến máu tình nguyện cần đem theo giấy tờ sau:

+ Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an (nếu là công an, quân nhân)

+ Giấy phép lái xe

+ Thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.

Cho nên, tùy theo đối tượng hiến máu đang làm công việc gì mà cần chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ nêu trên để thực hiện đăng ký hiến máu tình nguyện.

* Lưu ý: Người đăng ký hiến máu, thành phần máu phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu.

Các bước khám sức khỏe cho người đi hiến máu tình nguyện ra sao?

Theo Điều 8 Thông tư 26/2013/TT- BYT, quy định về việc nội dung khám tuyển chọn người hiến máu tình nguyện như sau:

Bước 1. Thực hiện việc hỏi tiền sử, khám sức khoẻ và làm các xét nghiệm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. (Quy định về tiêu chuẩn người hiến máu).

Bước 2. Thực hiện xét nghiệm nhanh HBsAg trước khi hiến máu đối với người đăng ký hiến máu lần đầu.

Bước 3. Không bắt buộc thực hiện xét nghiệm nhanh HBsAg khi khám tuyển chọn đối với người đăng ký hiến máu nhắc lại đã có kết quả xét nghiệm HBsAg sàng lọc đơn vị máu lần hiến trước gần nhất không phản ứng hoặc có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính trong lần khám sức khỏe gần nhất trong thời gian 12 tháng tính đến ngày đăng ký hiến máu.

Bước 4. Trường hợp người có tiền sử nghi ngờ HBsAg dương tính muốn hiến máu, phải có kết quả âm tính trong hai lần xét nghiệm HBsAg liên tiếp cách nhau 06 tháng bằng kỹ thuật ELISA hoặc hóa phát quang và đồng thời thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

Sau khi khám xong người hiến máu phải đảm bảo được những điều kiện về sức khỏe hiến máu theo quy định tại Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT như sau:

1. Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.

2. Sức khỏe:

- Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

- Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.

- Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;

- Lâm sàng:

+ Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;

+ Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;

+ Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;

+ Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.

- Xét nghiệm:

+ Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.

+ Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;

+ Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´10^9/l.

- Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.

Hiến máu tình nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mới xỏ khuyên rốn thì có được hiến máu tình nguyện không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động truyền máu hằng năm là mẫu nào? Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu là vì mục đích nhân đạo hay lợi nhuận?
Pháp luật
Hiến máu tình nguyện bị ngất xỉu có phải là tai biến không mong muốn xảy ra ở người hiến máu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Đi xăm mình về có được hiến máu tình nguyện hay không? Hỗ trợ ăn uống nhẹ tại chỗ và quà tặng cho người hiến máu tình nguyện như thế nào?
Pháp luật
Ngày 14/6 là Ngày Quốc tế Người Hiến Máu đúng không? Có phải người hiến máu sẽ được tuyên dương nhân Ngày Quốc tế Người Hiến Máu?
Pháp luật
Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào Ngày Hiến máu Thế giới 14/6 của người lao động được tính như thế nào?
Pháp luật
Ngày Quốc tế người hiến máu là ngày nào trong năm? Người lao động có được xin nghỉ phép để hưởng ứng ngày này hay không? Có được X4 lương trong ngày này hay không?
Pháp luật
Đi hiến máu tình nguyện thì được gì? Những giấy tờ cần có khi đi hiến máu tình nguyện? Các bước khám sàn lọc diễn ra như thế nào?
Pháp luật
Người hiến máu tình nguyện được hiểu như thế nào? Nam cân nặng 45kg có hiến máu tình nguyện được hay không?
Pháp luật
Người hiến máu tình nguyện sau này cần máu thì có được truyền máu miễn phí hay không? Mức chi cho công tác đi lại để tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký hiến máu tình nguyện cần đem theo giấy tờ gì? Khám sức khỏe cho người hiến máu sẽ thực hiện ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiến máu tình nguyện
1,034 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiến máu tình nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến máu tình nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào